Bình giảng bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử

Mặc Tử là nhà thơ tài hoa. Ông để lại cho đời không nhiều thi phẩm nhưng tác phẩm nào của ông cũng đáng trân trọng, nâng niu như “Mùa xuân chín”: 
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan 
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng 
Sột soạt gió trêu tà áo biếc, 
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: 
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy. 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 
Hổn hển như lời của nước mây 
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, 
Nghe ra ý vị và thơ ngây… 
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng 
Chị ấy năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? 
Ngay tên bài thơ đã cho thấy tác giả là người dụng công với câu chữ. Câu chữ của ông luôn được chắt lọc tìm tòi. 
Sột soạt gió trêu tào áo biếc 
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang
Câu thơ thật gợi mở. Trên những mái nhà tranh vách đất của làng quê ngày xa lấm tấm những làng quê tấm tấm những nụ hoa thiên lý nở vàng, xen giữa màu xanh tươi của lá. Lá và hoa thiên lý là niềm đặc sắc của hương vị quê hương 
Thương chồng nấu cháo le le 
Nấu canh bông lý, nấu chè hạt sen 
(Ca dao) 
Của quý như vậy, xanh tươi mơn mởn như vậy nên mới được gió trêu, gió đùa, gió mơn man. 
Làm bất chợt mùa xuân ào tới. 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, 
Bao cô thôn nữ hát trên đồi: 
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy 
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi… 
Mùa xuân từ trong nhà đã lan xa ra vùng đồi núi, từ cây cảnh sang tới người. Con người của mùa xuân thật trẻ trung, hồn nhiên, đầy sức sống. Bao cô thôn nữ trên đồi. Hát rằng: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…ở lại làng chơi với các cô thật vui, song ai đó được đi lấy chồng cũng vui không kém, thậm chí đây còn là sự phát triển của mùa xuân. 
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, 
Hổn hển như lời của nước mây… 
Những từ vắt vẻo, hổn hển được tác giả dùng thật tài tình. Vắt vẻo ở câu trên chỉ sự thơ ngây, hổn hển ở câu dưới nói lên sự hồi hộp, đợi chờ trong lồng ngực của những cô gái đang căng tròn sức sống. Làm cho ai đó đang ngồi dưới trúc (trong bối cảnh này mà chịu ngồi yên dưới trúc thì chắc không còn ở tuổi thanh xuân nữa) cũng phải rộn ràng: 
Khách xa gặp lưúc mùa xuân chín 
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng. 
Chị ấy năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang 
Thấy mùa xuân ở quê người lại nhớ tới cảnh làng mình, một cảnh làng mùa hạ có nắng chói chang và bao nhiêu người thân đang oằn lưng lao động giữa nắng. Đây là nét rất nhân bản của con người luôn nặng tình với quê hương xứ sở. Nhớ làng là nhớ những gì cần phải suy nghĩ, sẻ chia. 
Chị ấy năm nay còn gánh thóc 
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? 
Chị ấy là ai vậy? Rất có thể đây là người bạn gái ngày xưa của khách- đang là lao động chính ở quê nhà. Dọc bờ sông trắng nắng chang chang nên được xem là câu thơ thần tình nhất của Hàn Mặc Tử. Ta hay nói sông xanh, sông đỏ, đây nhà thơ nói sông trắng. Nắng đến trắng cả sông thì phải biết nắng gay gắt nh thế nào. Các cặp vần trắng- nắng; chang- chang kết hợp với năm phụ âm “ưng” đứng cuối mỗi từ làm cho câu thơ được kéo dài và ngân nga mãi. 
Đúng là”Mùa xuân chín”, một mùa xuân đầy đặn nên thơ.