Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Tố Hữu (1920-2002) là một trong số không nhiều nhà thơ Việt nam có tác phẩm thành công ở thể thơ lục bát. Là hồn thơ đậm đà màu sắc dân tộc, lục bát của Tố Hữu thường có giai điệu ngọt ngào, bâng khuâng dịu êm như một khúc hát ru đầy kỉ niệm thiết tha . Việt Bắc là một trong những bài thơ lục bát tiêu biểu cho những nét đặc sắc ấy. Bài thơ sáng tác ngay sau khi kết thúc chín năm kháng chiến chống Pháp. Trong bối cảnh cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữ kẻ ở lại và người về Hà Nội sau ngày chiến thắng,nhà thơ Tố Hữu thay mặt cho những người ra đi bày tỏ lòng biết ơn và nghĩa tình sâu nặng đối với thiên nhiên và đồng bào Việt Bắc. Bài thơ còn là tình cảm của con người Việt Bắc đối với Đảng và Bác Hồ. Đặc sắc nhất là đoạn thơ thứ 4 : “Ta về, mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” Đoạn thơ thể hiện những nét đặc sắc về nội dung, tư tưởng nghệ thuật cả bài. Trong mạch cảm xúc chung, đây là đoạn thơ thể hiện tình cảm của người ra đi đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Chỉ mười dòng, năm cặp lục bát, đoạn thơ vẫn mang vẽ đẹp của một chỉnh thể nghệ thuật – như một bài thơ nhỏ.
Hai dòng thơ mở đầu giới thiệ khái quát cảm xúc chủ đạo và đối tượng cảm xúc ấy :
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”
Câu hỏi tu từ như là một cái cớ để bộc lộ cảm xúc. Cặp từ xưng hô “mình – ta” thường gặp trong ca dao để chỉ mối quan hệ gần gũi, máu thịt, tuy hai mà chỉ là một.
Giã từ Việt Bắc, trong tâm hồn người ra đi cồn cào một nỗi nhớ “Ta về ta nhớ …” nhớ nhất, lưu luyến nhất là đối với hoa, với người. “Hoa” tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên, “người” là sự ấm áp của tình người, lòng người Việt Bắc. “Những” là số từ số nhiều, không hoàn toàn xác định diễn tả những vẻ đẹp phong phú đầy ắp thiên nhiên và con người.
Vì sao không phải là “và, hay, với” mà là “hoa cùng người”, bởi trong nỗi nhớ của người ra đi, hình ảnh thiên nhiên và hình dáng con người không bao giờ tách rời mà luôn hòa quyện, gắn bó với nhau. Từ “cùng” đã diễn tả mối quan hệ tinh tế ấy.
Bốn cặp lục bát tiếp theo vẽ lên những bức tranh nhỏ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bốn mùa : đông – xuân – hạ – thu, mùa nào cũng đẹp cũng đáng yêu với những nét đặc trưng riêng.
Mùa đông Việt Bắc, người ta thường nghỉ đến không khí u ám, lãnh lẽo, với bầu trời xám xịt, cơn mưa lạnh lẽo … không đơn điệu mà thật sinh động. Sự tương phản về màu sắc giữa hai gam màu nóng và lạnh, tương phản về “đỏ tươi” và “xanh thẳm”.
Nhờ ánh sáng lóe lên thông qua xuân đến. Ngày xuân ở Việt Bắc không có hoa mai vàng như ở miền nam, không có hoa đào hồng như ở miền bắc, nhưng có loài hoa đặc trưng “hoa mơ nở trắng rừng”, gợi nhớ đến cảnh tượng năm 1941 khi Bác Hồ về nước :
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ.”
Bộ tranh bốn mùa kết thúc bằng bức tranh mùa thu:
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Đêm trăng có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo. Cảnh tượng này rất thích hợp với việc bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho thời điểm kết thúc những cuộc hát giao duyên. Nhà thơ đã sử dụng thời thế một cách sáng tạo. Câu thơ gợi không khí thanh bình, yên ả, báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống thanh bình, yên vui trong sự hòa hợp của những tấm lòng nhân ái giữa người về và người ở lại.
Bốn bức tranh nhỏ hợp lại thành một bộ tứ bình bằng thơ độc đáo. Đặc biệt trong mỗi bức tranh, dòng sáu chữ tả cảnh, dòng tám chữ tả người, cảnh và người đang hòa quyện xen nhau. Đây là đoạn thơ tập trung thể hiện những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ lục bát Tố Hữu đậm đà màu sắc dân tộc, giai điệu ngọt ngào như ca dao.
Những biện pháp tu từ như : câu hỏi tu từ, cặp từ xưng hô “mình – ta”, và điệp từ “nhớ”. Đây là đoạn thơ thể hiện “Thư trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”.
Về nội dung tư tưởng, đoạn thơ đề cặp đến nghĩa tình, lòng thủy chung với cách mạng. Điều này phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam. Về nghệ thuật : bài thơ sử dụng thể thơ lục bát có giai điệu ngọt ngào như một khúc hát ru và rất gần gũi với ca dao. Đoạn thơ đã sử dụng lối hát giao duyên có đối đáp thường gặp trong văn học dân gian giữa hai đối tượng mình – ta. Đặc biệt trong đoạn thơ, Tố Hữu đã sử dụng những biện pháp tu từ thường gặp trong văn học dân gian : câu hỏi tu từ, điệp từ “ nhớ”, “rừng” và nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, kết hợp với thâm xưng.
“Việt Bắc” là một trong những bài thơ đặc sắc không chỉ riêng Tố Hữu mà của cả thơ ca cách mạng Việt Nam. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực và sinh động về đời sống khó khăn, vất vả, thiếu thốn về vật chất mà chan chứa nghĩa tình.
Đoạn thơ thể hiện tư tưởng đặc sắc của loại thơ trữ tình chính trị đương thời, bộc lộ chất dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu.
“Việt Bắc” vừa là khúc ca ngọt ngào, vừa là bài học tư tưởng để nhắc nhở người cán bộ cách mạng sống sao cho nghĩa tình, thủy chung trong mối quan hệ với nội dung.