Ôn thi THPT môn Ngữ Văn- Phần I
ĐỀ SỐ 1:
Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
…Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.Và ngồi đó rình mặt trời lên.Điều tôi dự đoán thật là không sai.Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.Y như một mân lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…
(“Cô Tô”, Nguyễn Tuân, Kí, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
1. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,25 điểm)
2. Tìm các từ láy được nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng trong đoạn văn trên (0,5 điểm)
3. Trong đoạn văn, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó bằng một đoạn văn dài từ 5 đến 7 câu (0,5 điểm)
4. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
(Trích “Vội vàng”- Xuân Diệu, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, tr22)
5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu là gì? (0,25 điểm)
6. Theo anh/ chị, Xuân Diệu là nhà thơ trong giai đoạn văn học nào? (0,25 điểm)
7. Với Xuân Diệu, thời gian luôn luôn trôi chảy, tuổi xuân qua đi sẽ không quay trở lại. Vậy chúng ta cần làm gì có ý nghĩa để thời gian không trôi qua một cách lãng phí? Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu hai ý kiến của cá nhân anh/chị(0,5 điểm)
8. Hãy tìm những câu thơ khác có cùng nội dung với đoạn thơ trên của Xuân Diệu, ghi rõ tác giả, hoàn cảnh sáng tác? (0,5 điểm)
ĐỀ SỐ 2:
Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ra, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía và tâm hồn ngây thơ của chị.Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, SGK Ngữ Văn 11, tập 1)
1. Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm trong văn bản trên. Trả lời trong khoảng từ 5 – 7 dòng (0,5 điểm)
2. Văn bản trên dùng phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ nào? (0,5điểm)
3. Câu văn “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (0,25điểm)
4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
… Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
(“Hành trình của bầy ong”- Nguyễn Đức Mậu, SGK Tiếng Việt 5, tập 1)
5. Tìm ít nhất 01 biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
6. Những chi tiết nào trong đoạn thơ nói lên hành trình vô tận của bầy ong? (0,5 điểm)
7. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)
8. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong? Trả lời bằng một đoạn văn dài từ 5 đến 7 dòng (0,5 điểm)