Bài 10: Một số thể thơ nước ngoài ở Việt Nam

Ôn thi THPT môn Ngữ Văn- Phần I

Một số thể thơ nước ngoài ở Việt Nam

1. Thơ Hai – Ku

 – Hai-Ku có nguồn gốc từ nhật, qua các thời đại dần dần len lỏi vào nền văn hóa Viêt Nam. Hiện nay loại thơ nay cũng được các nước tây phương như, Anh, Pháp, Mỹ tiếp nhận.
– Về hình thức thì Hai-Ku gồm ba câu và 17 âm. Ba câu được chia ra thành 5,7,5 câu năm, câu bảy, và câu năm. Không biết người Nhật viết làm sao ( no speak Japanese) nhưng khi làm thử trong tiếng việt nguyenvq rút ra rằng có thể để cho chữ cuối của mỗi câu vần với nhau sẽ làm bài Hai-ku của bạn đọc xuôi tai hơn.
Ví dụ:

Sinh ra từ bụi cát
Đến hôm nay ta còn phiêu bạt
Bao giờ hết hoang mang

– Trên đây là một bài Hai-Ku hoàn chỉnh, Hai-ku không cần dài vì chỉ là một quan niệm hoặc một ý tưởng nhỏ viết nên mà thôi. Tuy nhiên Hai-Ku được xếp vào thể thơ có ý nghĩa sâu sắc trong nền thơ văn Nhật Bản. Theo người Nhật, Hai-Ku dùng để diễn tả bốn mùa trong năm, không nhất thiết phải dùng từ ngữ về các mùa, nhưng có thể dùng hình ảnh, biểu tượng như: Tuyết cho mùa đông, hoa cho mùa xuân

2. Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

– Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:
– Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc) 
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng) 
Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.

Ví dụ

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ng
ưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.

(Khuê oán – Vương Xương Linh)

(Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu biếc.
Chợt thấy màu d
ương liễu tốt tươi ở đầu đường,
Bỗng hối hận đã để chồng đi tòng quân để kiếm phong hầu.)

3. Thơ Thất Ngôn Bát Bát Cú Đường Luật

– Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:
– Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.
– Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
– Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
– Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

Ví dụ

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)

(Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,

Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại

Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không

Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một

Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi

Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người! )