Văn học dân gian Quảng Trị ( Phần 1)

VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG TRỊ – PHẦN 1 

Văn hoá nói chung, là biểu tượng của mọi lề lối, phương thức sinh hoạt từ tiếng nói, tập tục, cách ứng xử, lễ hội, tín ngưỡng đến cách ăn mặc, lời ru, tiếng hát… gom lại; là cốt cách, sức sống… của một cộng đồng dân cư từ nhỏ đến lớn. Chưa có một kết luận cụ thể nào xác định thời điểm có mặt của người Việt tại vùng đất Quảng Trị, chỉ biết một điều là đã được diễn tiến bởi nhiều đợt di dân qua hàng bao thế kỷ. Cội nguồn của người Việt được hình thành trong vùng châu thổ các sông ở miền Bắc, tạo dựng một nền văn minh, văn hoá nông nghiệp. Những người di dân vào Nam vẫn mang theo truyền thống ấy.

Quảng Trị là một dải đất hẹp nhưng có nhiều hệ sinh thái, nhiều khu vực nông nghiệp khác nhau, không phải là một nơi dễ dàng làm ăn sinh sống, hàng ngày người dân đối mặt với nhiều thứ khắc nghiệt. Do bản năng sinh tồn, họ chiến đấu và chiến thắng mọi gian nguy để tồn tại và phát triển. Góp phần vào việc giảm bớt sự căng thẳng để tạo nét hài hoà trong sinh hoạt đời thường, họ nghĩ ra những thứ để thưởng ngoạn, vui chơi dân giả. Đó là những chuyện thần thoại, chuyện cười, những nhân vật có óc khôi hài, châm biếm, những câu ca, lời ru tiếng hát, điệu hò; tất cả do mang một nét đặc thù Quảng Trị, một nền văn học dân gian. Trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi chi giới thiệu những thể loại có tính cách đại chúng là Thơ Ca Hò Vè với một số nội dung tiêu biểu mà xin bỏ qua những mẫu chuyện, những con người đã tạo nên sắc thái vui tươi thú vị nhưng chỉ hạn hẹp trong một địa phương nào đó.

Quảng Trị là một dải đất hẹp nhưng có nhiều hệ sinh thái, nhiều khu vực nông nghiệp khác nhau, không phải là một nơi dễ dàng làm ăn sinh sống, hàng ngày người dân đối mặt với nhiều thứ khắc nghiệt. Do bản năng sinh tồn, họ chiến đấu và chiến thắng mọi gian nguy để tồn tại và phát triển. Góp phần vào việc giảm bớt sự căng thẳng để tạo nét hài hoà trong sinh hoạt đời thường, họ nghĩ ra những thứ để thưởng ngoạn, vui chơi dân giả. Đó là những chuyện thần thoại, chuyện cười, những nhân vật có óc khôi hài, châm biếm, những câu ca, lời ru tiếng hát, điệu hò; tất cả do mang một nét đặc thù Quảng Trị, một nền văn học dân gian. Trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi chi giới thiệu những thể loại có tính cách đại chúng là Thơ Ca Hò Vè với một số nội dung tiêu biểu mà xin bỏ qua những mẫu chuyện, những con người đã tạo nên sắc thái vui tươi thú vị nhưng chỉ hạn hẹp trong một địa phương nào đó.

Thơ Ca Hò Vè là sản phẩm của nông dân, phản ảnh bao trùm mọi sinh hoạt với một loại ngôn ngữ bình dân mang tính đại chúng, cho thấy rõ nét cái chơn chất mộc mạc nhưng thắm đậm nhân tính của con người Quảng Trị. Tạm thời có thể sắp xếp theo các thể loại sau:

I / Tục ngữ:

  1. Về thời tiết và sản xuất

Cò ăn ruộng sâu thì nắng

Cò ăn ruộng cạn thì mưa

Công cấy thì bỏ, công làm cỏ thì ăn

Chớp ngã Cồn Tiên, mưa liền gặp trộ

Đập đất nhỏ, luống đánh to

Xung quanh rắc đậu, trồng ngô xen vào

Đói thì ăn môn ăn khoai

Đừng thấy ló lỗ giêng hai mà mừng

Trăng rằm đã to lại tròn

Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi

Xứ Cùa đất đỏ ba dan

Ai ơi trồng mía làm giàn thả tiêu

  1. Về đời sống xã hội

Liệu cơm mà gắp mắm ra

Liệu cựa liệu nhà mà gả con vô

Khun ba năm không ai biết

Dại một giờ bạn hay

Đi buôn bữa lỗ bữa lời

Ra câu giữa vời bữa có bữa không

Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm

Khoai lang cổ bở cổ trân

Làm rễ họ Trần cực lắm ai ơi

Bỏ công múc nước đường xa

Có trong thì múc, ngà ngà thì thôi

Sui gia là bà con tiên

Ăn ở không hiền là bà con quỷ