Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

– Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

– Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

 

1.Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:

*Ngữ liệu 1: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?

-> "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"

Và  "Buồn trông cửa bể chiều hôm

…Ầm ầm tiếng sãng kêu quanh ghế ngồi"

Dấu hiệu nào cho biết các câu thơ này tả cảnh?

-> Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng…-> có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan).

Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều

-> "Bên trời góc bể bơ vơ,

…có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?

-> Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều: nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người ( Không quan sát được một cách trực tiếp ).

Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

-> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi…

– Tả cảnh cửa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốn…là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận trim nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, kinh sợ (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)

Cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự?

->Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật (nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật).

*Ngữ liệu 2:  (Đoạn văn SGK/117)

 Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?

-> Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu…(tư thế)

Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn?

->Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.

Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g?

-> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.

Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy miêu tả nội tâm  -> 2 cách: Trực tiếp + gián tiếp.

2. Kết luận:

*Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

*Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.


Luyện tập

1-Bài tập 1: SGK/117

Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh…" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

…Ngừng hoa bong then trông gương mặt dày"

-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hang không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau ức trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)

2-Bài tập 2: SGK/117

Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

– Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.