Cảm thụ Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi

CẢM THỤ VĂN BẢN

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG – THẦY BÓI XEM VOI 

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Truyện "Ếch ngồi đáy giếng".

– Khuyên người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

– Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang.

2. Truyện "Thầy bói xem voi".

– Khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

– Phê phán chế giễu nghề thầy bói.

II – BÀI TẬP SGK

Bài 1: (Trang 101)

Hai câu văn quan trọng nhất thể hiện nội dung ý nghĩa

– Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

– Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Bài luyện tập (Trang 103)

Kể một số ví dụ về trương fhợp đánh giá kiểu "Thầy bói xem voi"

– Chỉ học giỏi một môn mà đã tự nhận là HS giỏi.

– Một bạn chỉ học giỏi bản thân mà không giúp đỡ người khác, hay nói tục ăn quà đã được đánh giá là HS ngoan…

Bài 2: (Trang 101)

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng"

– Một người không chịu đi tham quan bao giờ nên không hiểu biết gì về các danh lam thắng cảnh của đất nước.

– Một người không đọc sách báo hàng ngày, không nắm được tình hình, sự kiện chính trị nổi bật đang diễn ra trong nước và trên thế giới.

– Một bạn chỉ là HS giỏi đứng nhất nhì trong một lớp mà đã kiêu ngạo chủ quan coi thường người khác, không chịu học hỏi.

III – BÀI TẬP BỔ SUNG

* Điểm chung của hai truyện:

Cả hai đều nêu ra những bài học nhận thức (tìm hiểu và đánh giá về sự vật hiện tượng) nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh.

* Điểm riêng:

– Ếch ngồi đáy giếng: phải mở rộng tầm hiểu biết, không được kiêu ngạo, coi thường.

– Thầy bói xem voi: phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.

* Những điểm riêng bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.