Soạn bài Cấu tạo Từ

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 

I. Mục tiêu cần đạt:

– Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ TV, khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ.
– Kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ. 
– Giáo dục HS có thái độ yêu thích Tiếng Việt.

 
II. Giới thiệu: 
 
Trong cuộc sống hằng ngày con người cần phải giao tiếp với nhau, lời nói khi giao tiếp là do nhiều từ ghép lại mà thành. Nhưng từ là gì? Cấu tạo của từ ra sao? Bài học này sẽ giúp ta hiểu sâu hơn điều đó. 
 
III. Tìm hiểu bài: 
  1. Từ là gì?: 
– Tiếng dùng để tạo từ. 
– Từ dùng để tạo câu. 
– Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. 
* Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 
Vd: Hôm nay/, chúng tôi/ đi/ lao động. 
 
   2. Từ đơn và từ phức: 
a.Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng. 
Vd: nước, cha, ta, chăm, nghề, và, có, tục,… 
 
b. Từ phức: là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng 
Vd: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng,… 
 
*Từ phức gồm từ ghép và từ láy: 
  + Từ ghép có quan hệ về nghĩa: 
     Vd: áo quần, chăn nuôi, ăn uống,… 
 
+ Từ láy có quan hệ về âm vần, 
    Vd: xanh xao, lờ mờ, ríu rít,… 
 
IV. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
a/ Các từ: nguồn gốc, con cháu,…thuộc kiểu cấu tạo từ ghép. 
b/ Từ đồng nghĩa với nguồn gốc là: cội nguồn, gốc gác, gốc rễ… 
c/ Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: con cháu, anh chị, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh em, cha con… 
 
Bài tập 2: 
– Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím,… 
– Theo tôn ti trật tự: ông cháu, cha con, anh em, cậu cháu,… 
 
Bài tập 3: Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức:
                                                  bánh + x 
 
a/ Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh cuốn,… 
b/ Chất liệu bánh: bánh nếp, bánh tôm, bánh đậu, bánh khoai, bánh cốm,… 
c/ Tính chất bánh: bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng, bánh khô,… 
d/ Hình dáng: bánh gối, bánh khúc, bánh ống, bánh tai heo,.. 
e/ Hương vị: bánh ngọt, bánh mặn,…