I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Nhớ và ghi lại tên của các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học.
Gợi ý: Xem lại phần mục lục (cần thiết kiểm tra lại từng bài cụ thể) để ghi lại tên từng văn bản cho chính xác, đồng thời kiểm tra và bổ sung những thông tin còn thiếu, còn chưa nắm chắc để ghi vào vở cho đầy đủ.
2. Xem lại các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 để kiểm tra và ghi nhớ các định nghĩa về: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, văn bản nhật dụng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG.
1. Tổng kết các văn bản truyện theo bảng dưới đây (đã có một số ví dụ mẫu):
STT |
Tên văn bản |
Nhân vật chính |
Tính cách,vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính |
1 |
Lạc Long Quân và Âu Cơ |
Xây dựng hai nhân vật nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi và tinh thần đoàn kết của dân tộc. | |
2 |
Lang Liêu |
Nhân vật chính biểu tượng cho những vẻ đẹp của người lao động | |
3 |
Thánh Gióng |
Biểu tượng cho ý thức, sức mạnh bảo vệ đát nước, đồng thời thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. | |
… |
… |
… |
… |
2. Dựa vào bảng thống kê vừa mới hoàn thành, tự chọn ba nhân vật mà em thích. Chú ý giải thích lí do tại sao em lại lựa chọn các nhân vật đó (có những điểm đặc biệt về tính cách, phẩn chất, hình dáng, …gợi cho em sự thích thú).
3. Về phương thức biểu đạt (phương thức tự sự), truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại đều có những điểm giống nhau, đó là: có nhân vật, có cốt truyện, có người kể chuyện (hoặc nhân vật kể chuyện).
4. Điền vào bảng liệt kê sau (căn cứ vào sách Ngữ văn 6, tập hai – chú ý các văn bản văn học Việt Nam):
STT |
Tên văn bản |
Thể hiện lòng yêu nước |
Thể hiện lòng nhân ái |
1 |
X | ||
2 |
X | ||
3 |
X | ||
4 |
X | ||
5 |
X | ||
6 |
X |
X | |
7 |
X | ||
8 |
X | ||
9 |
X | ||
10 |
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử |
X | |
11 |
X |