Qua đoạn trích có trong "Hoàng Lê nhất thống chí " thông qua nghệ thuật miêu tả khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế thái độ, hành vi,ngôn ngữ của nhân vật ,tác giả đã ca tụng nhân vật người anh hùng áo vải Quang Trung là bậc anh hùng kiệt xuất có đức, có tài tuyệt vời :
-Trọng bậc hiền nên khi “ ra đến Nghệ An” Quang Trung cho mời Nguyễn Thiếp ra để tham khảo ý kiến.
– Không cố chấp, độc đoán , nên khi được tin cấp báo, Quang Trung bỏ ý " thân chinh cầm quân đi ngay" mà " mà nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế " ban lệnh ân xá khắp trong ,ngoài ,để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người “ rồi mới tiến quân ra Bắc.
– Sáng suốt nhận định tình thế và có độ lượng khoan hồng nên đã tha cho các tướng lãnh như Sở và Lân “đáng chết muôn vạn lần “ vì “đã làm đến chức tướng soái” , được “ giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc .Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước' rồi còn khen họ đã biết nghe theo Ngô Thì Nhậm " biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của địch , chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng ".
-Tổ chức quân đội tài tình, nên Quang Trung đã cho " hơn một vạn quân mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân " còn " thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền ,hậu,tả hữu".
– Khéo léo khích lệ động viên tinh thần tướng sĩ nên đã “ cho tất cả đều được ngồi mà nghe “ lời hiểu dụ , phân tích cặn kẽ, tỉ mỷ cho họ biết địch đã “ở Thăng Long “đã xâm phạm nước ta, chúng không phải là “nòi giống “ dân tộc ta, bản chất của chúng là tàn bạo, tham lam “chúng đã cướp nước ta, giết hại nhân dân ta,vơ vét của cải “ trong khi đó dân tộc ta là dân tộc anh hùng , tổ tiên là Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ vốn đã có truyền thống chiến đấu và chiến thắng bọn xâm lược, nhờ được độc lập " khiến“ từ đời nhà Đinh tới nay ,dân ta không đến nỗi khổ” Nay bọn xâm lược nhà Thanh ngoan cố, có dã tâm” lấy nước ta làm quận huyện” của chúng,”. Là người có lương tri ,lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm, hiệp lực để dựng nên công lớn “, không được “ăn ở hai lòng ".
– Điều binh khiển tướng tuyệt vời nên đã năm đạo quân trung,tiền,hậu tả, hữu hết sức chu đáo.
– Có lòng tự tín vững chắc, nên đã tin tưởng " chẳng qua mười ngày, có thể đuổi hết được quân Thanh".
– Có tầm nhìn xa , thấy rộng, và hết sức thương dân, nên trước khi đại phá quân Thanh đã nghĩ đến chuyện ủy thác cho Ngô Thì Nhậm lo việc ngoại giao, để địch là nước lớn, thua trận, nhưng vẫn giữ được thể diện, “dẹp nỗi binh đao kéo dài".