Cách chữa bệnh cho trẻ không dùng kháng sinh (Phần 11 – Chữa Viêm tai giữa)

Lá mơ – Chia sẻ kinh nghiệm của mẹ Nguyễn Khánh An: Mình thấy nhiều bạn có con bị viêm tai giữa quá, mình chia sẻ chút kinh nghiệm. Các bạn không cần dùng kháng sinh cho con đâu, chỉ cần dùng thuốc chống viêm và lấy 1 lá mơ vò sơ sơ thôi, sau đó nhét vào lỗ tai bé, làm trước khi đi ng nhé. Để qua đêm lá mơ sẽ hút hết dịch và mủ. Mong các con luôn đc khỏe mạnh!

viem tai giua
Cấu tạo lỗ tai
 
Lá lưỡi hổ – Chia sẻ kinh nghiệm của mẹ Tống Song Song: Mình đã dùng lá Lưỡi hổ trị viêm tai giữa cho con.
 
  Cách đây hơn 1 tháng do chủ quan, mình để bé sổ mũi hơi lâu nên chuyển sang viêm tai giữa. Bé sốt cao liên tục và quấy khóc, mình cho đi khám thì bác sỹ bảo viêm tai giữa 1 bên có rải rác dịch nhưng chưa vỡ mủ (giai đoạn sung huyết). Bác sỹ kê uống kháng sinh heptamax (azithromycin) dạng hỗn dịch 3 ngày (200mg) cộng với thuốc ho long đờm, thuốc nhỏ tai, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng. Sau 3 ngày bé tái khám tuy hết sốt nhưng vẫn chưa khỏi mà lại viêm cả 2 tai, bác sỹ cho uống 3 ngày tiếp với liều thấp bằng 1 nửa. Hết 3 ngày, mình cho bé đi soi tai ở địa chỉ khác bác sỹ ở đây đòi rạch nhĩ bé để mủ chảy ra, kê 10 ngày kháng sinh, coticoird, thuốc nhỏ mũi, thuốc ho long đờm. Mình thấy khủng khiếp quá nên ko cho bác sỹ rạch nhĩ bé và cũng nghỉ luôn đơn thuốc của bác sỹ, cho dù bác sỹ có giải thích là rạch nhĩ xong sẽ tự liền lại giống như mình bị đứt tay nhưng mình hãi ko cho làm. Về nhà mình tự chữa cho con theo cách của bạn mình mách (may mắn là trước đó mình kể chuyện với bạn và được bạn chỉ cho) rồi bổ trợ thêm các phương pháp trị bệnh dân gian khác, con mình đã khỏi. Cách này bạn mình đã mách cho nhiều người và đều khỏi, lại còn nhanh khỏi nữa. Con của bạn ấy bị và bản thân bạn ấy bị đều dùng cách này, còn con của anh trai bạn ấy dù mủ đã chảy ra đặc cả tai, có mùi rất khó chịu, chữa các kiểu ko đc mà chữa theo cách của bạn ấy thì khỏi hoàn toàn. Nói dài dòng như vậy để các mẹ yên tâm sử dụng phương pháp này cho con, chứ chữa theo Tây y mình thấy oải quá. 
 
Cách làm rất đơn giản: khoảng 1/4 – 1/3 lá lá lưỡi hổ (rửa sạch, tráng qua nước sôi nguội) xắt nhỏ, giã ra vắt lấy nước cho vào cái lọ nước nhỏ mắt đã rửa sạch. Nếu tai bé có mủ thì nên vệ sinh tai bé trước (ko cần quá kỹ, có thể vệ sinh bằng oxy già) rồi nhỏ 2 giọt nước cốt lá lưỡi hổ trên vào mỗi tai bé. Để tai vừa nhỏ ngửa lên đc khoảng 5-10 phút rồi đổi bên làm tương tự nếu tai còn lại cũng viêm. Nhỏ như vậy đến khi khỏi. Mình thì nhỏ cho bé nhà mình 3 ngày thôi. 
 
Là lưỡi hổ mình cũng search tác dụng trước khi dùng cho bé nhà mình, có đoạn viết: "Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ." Mục đích của việc hơ lửa ở đây là vì lá này dày cứng, khó lấy nước cốt người ta phải hơ lửa cho nó mềm để dễ lấy. Nếu ngại hơ lửa (như mình) thì có thể xắt nhỏ, giã ra rồi dùng tay vắt, sẽ ko đc nhiều nước đâu nhưng dư để nhỏ tai cho bé. Nước thừa mỗi lần thì đổ đi, lần khác phải làm lại cho bé chứ ko nên dùng lại nước lần trước đã làm.
 
Ngoài ra, theo quan điểm của mình thì viêm tai giữa muốn khỏi dứt điểm phải giải quyết được cái vụ sổ mũi và cái họng nếu bị viêm của bé nên mình đã thực hiện thêm 2 bài sau (bạn mình thì chỉ dùng mỗi nhỏ tai cho con thôi và đã khỏi) : 
 
Vụ sổ mũi thì mình làm thế này: Rửa mũi cho bé bằng sterimar ngày 2 lần. Để bé ở tư thế ngồi, xịt sterimar vào mỗi bên mũi (có thể giữ bình xịt mấy giây) rồi day 2 cánh mũi nhẹ nhàng. Đợt 3-5 phút thì hút ra. Lặp lại việc xịt – hút khoảng 2-3 lần đến khi nước mũi trong. Cho bé uống siro aerius (kháng histamin). Hoặc có cách nữa theo các mẹ chia sẻ (mình chưa thử) là dùng 1 viên con nhộng cảm xuyên hương Yên Bái của người lớn, bỏ vỏ cho bột vào bình sữa, đổ 60ml nước nóng, cắt cái núm ti cho rộng ra để hơi bay lên và cho bé hít vào lúc ngủ, làm 20 phút. 
 
Còn họng của bé thì mình trung thành với bài Diếp cá + nước vo gạo. Làm mỗi lần khoảng 30 lá. Ngày mình cho bé uống 2 bát con sau ăn 30 phút – 1 tiếng. Nếu bé có tiền sử rối loạn tiêu hoá theo hướng tiêu chảy thì cho bé ăn bằng cháo gạo lứt xay (xay ra trước khi nấu vì gạo lứt cũng hơi cứng, lúc bé ốm thì khó nuốt hơn mà).
 
Còn nữa, khi bị viêm tai bé sẽ dễ sốt cao, ngoài paracetamol hạ sốt, có thể dùng thêm cỏ nhọ nồi (có lá bạc hà nữa thì tốt) giã ra vắt lấy nước cho bé uống hạ sốt rất tốt. Paracetamol nếu dùng quá liều sẽ ko tốt cho gan.
Chúc các bé luôn khoẻ mạnh.