Mùa thu và đông khí lạnh tăng dần, các bé dễ mắc bệnh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nguyên nhân chính là do sức đề kháng của cơ thể yếu do trước đó hay phải dùng thuốc kháng sinh hoặc cơ thể mất cân bằng âm dương (âm suy). Vì vậy, để phòng bệnh cho các bé mọi người có thể tham khảo những cách sau:
1. Thường xuyên giải độc cơ thể bằng cách áp dụng bài giải độc bằng đỗ xanh. Tuần 2-3 lần.
2. Bồi bổ âm khí bằng bài vừng đen mật mía. Tuần 2-3 lần.
Hai bài này dùng ban ngày.
3. Khi thời tiết thay đổi hoặc bé sổ mũi, ho thì dùng ngay bài ngâm chân nước gừng vào buổi tối hoặc bất cứ khi nào bé ho không ngủ được.
4. Dự phòng nguyên liệu khô cho bài vỏ cam trị viêm phổi để khi bé ho có đờm hoặc hơi sốt là dùng ngay. Như vậy sẽ giảm nguy cơ viêm phế quản, viêm phổi đi nhiều.
Trị Viêm mũi
1.Trị viêm mũi bằng tỏi:
Bài này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm dùng tỏi sống chữa viêm mũi, nước mũi chảy nhiều, màu trắng, vàng, xanh.
Bước 1: Tỏi ta tép nhỏ vài nhánh, nước muối sinh lý 0,9% 1 chai 500ml. Chai đựng được 100ml trở lên. Vài vỏ lọ thuốc nhỏ mũi 0,9% hoặc dụng cụ bơm nước vào mũi (bằng silicon) và dụng cụ hút mũi bằng silicon. chày cối để giã tỏi, khăn xô.
Bước 2: Đổ 100ml nước muối sinh lý từ chai to vào một chai khác.
Bước 3: Lấy 3, 4 tép tỏi đập dập, cho vào khăn xô vắt lấy 1 giọt tỏi tươi cho vào chai có sẵn 100ml nước muối sinh lý 0,9%. Như vậy là ta đã có dung dịch nước muối sinh lý tỏi để dùng cho bé. Tỷ lệ này giúp tỏi vẫn có tác dụng mà không sợ bé bị cay mũi vì niêm mạc mũi của bé rất nhạy cảm.
Bước 4: chia dung dịch nước muối sinh lý tỏi vào lọ nhỏ để nhỏ cho bé hoặc dùng dụng cụ nhỏ nước muối vào mũi. Mỗi bên mũi nhỏ 4 giọt đối với trẻ dưới 1 tuổi, với trẻ trên 1 tuổi có thể nhỏ từ 4-6 giọt tùy vào thể tích mũi. Khi nhỏ xong thì day nhẹ cánh mũi rồi dùng dụng cụ hút mũi hút dung dịch nước muối sinh lý tỏi và nước mũi ra. Làm tuần tự từng bên một, làm độ 3, 4 lượt đến khi thấy nước mũi tạm sạch. Trẻ bị nặng thì 3 tiếng làm một quy trình như vậy, trẻ bị nhẹ thì sáng làm một quy trình, tối làm một quy trình, tất cả đều làm trước bữa ăn hoặc cách bữa ăn 1 tiếng đề phòng bé khóc sẽ trớ thức ăn.
Bước 5: Bảo quản dung dịch nước muối sinh lý tỏi trong chỗ mát, ít sáng. Nếu có điều kiện thì 2 ngày thay dung dịch mới một lần vì dược tính của tỏi giảm dần theo thời gian.
Bài thuốc này dùng với liều lượng giảm dần theo tình hình của trẻ, dùng từ 3-5 ngày.
Đề phòng tỉ lệ tỏi bị nhiều trong quá trình thao tác thì bố, mẹ vẫn phải thử nhỏ vào mũi mình trước. Dung dịch chuẩn chỉ có mùi tỏi và mát, không cay
2.Trị sổ mũi bằng dầu dừa (Mẹ Tống Song Song chia sẻ):
Vì sổ mũi rất thường gặp ở các bé nên khá nhiều mẹ quan tâm vụ này, do đó mình sẽ nói chi tiết hơn một chút. Sổ mũi có thể biểu hiện giống nhau nhưng nguyên nhân lại khác nhau nên muốn trị triệt để phải trị từ nguyên nhân. Chẳng hạn như dị ứng thời tiết lạnh bé sổ mũi thì nguyên tắc là phải làm ấm cơ thể, loại bỏ khí lạnh cho bé bằng các dược liệu có tính ấm như uống nước lá tía tô (loại lá xoăn tím) + vài lát gừng. Đặc biệt hiệu quả khi bé vừa chớm bị nhiễm lạnh, nước mũi trong.
Hoặc xông trán, hai cánh mũi bằng điếu ngải cứu cũng rất hiệu quả trong trường hợp nhiễm lạnh (vụ này cần chuyên môn một tý ko nên tự làm). Ngoài ra bé sẽ còn sổ mũi khi dị ứng với các dị nguyên khác như khói, bụi, lông chó mèo… thì cần phải loại bỏ, tránh tiếp xúc với các dị nguyên này. Bài dầu dừa trị sổ mũi sẽ ít hiệu quả trong trường hợp viêm mũi dị ứng nếu ko đc kết hợp với các biện pháp khác, nhất là các trường hợp chớm bị sổ mũi dạng dị ứng. Thế nên các mẹ cần phải hiểu rõ tình trạng cuả bé để dùng biện pháp thích hợp, lúc này rất cần bác sỹ trợ giúp trong việc chẩn đoán đúng ko các mẹ? Tuy nhiên, dầu dừa thì lành tính, các mẹ có thể chưa chắc chắn nguyên nhân vẫn có thể thử dùng cho bé, thời gian theo mình nhiều nhất là 1 tuần THEO ĐÚNG HƯỚNG DẪN nếu ko đỡ thì nên tìm thêm nguyên nhân để trị cho bé. Nếu bé mới chớm bị, nước mũi trong, tức là chưa bị viêm thì ko nhất thiết phải dùng, vì mục đích dùng dầu dừa là để trị viêm do vi khuẩn, virus, nấm và làm lành niêm mạc. Và một điều rất quan trọng là chất lượng dầu dừa, phải nguyên chất, ko quá hạn. Dầu dừa một số nơi họ còn dùng chất tẩy trắng, trộn hương liệu…mà xịt vào mũi con thì quá nguy hiểm, thế nên là tự làm thôi ạ. Mình cũng bận rộn như ai nhưng mình vẫn tự làm đc đó. Và có một phản ứng rất thường gặp khi dùng dầu dừa là 1-2 ngày đầu khi dùng sẽ bị phản ứng phục hồi, tức là mũi có thể ra nhiều hơn nhưng tiếp tục dùng sẽ khỏi (một số mẹ cũng phản hồi như vậy).
Còn đây là cách mình đã chia sẻ mấy hôm trước: "Định viết một bài hướng dẫn các mẹ cách trị một số bệnh thường gặp trong mùa này nhưng mình đợt này đang lu bu công việc quá, với lại đây cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân thôi nên không chắc có hợp với nhiều bé không. Nhưng mình có một cách trị sổ mũi cho bé khá hiệu quả, bằng cách sử dụng dầu dừa. Mình vừa mừng vì tìm được cách chữa sổ mũi cho con, vừa ngạc nhiên vì tác dụng trông thấy của nó. Con mình sổ mũi hơn 3 tuần, sau khi đã dùng các phương pháp rửa mũi, hút mũi, xịt sterimar, nhỏ nước muối sinh lý tỏi loãng, nhỏ argyrol, uống siro aerius (trước đây thấy hiệu quả), siro prospan, xông cảm xuyên hương, dán huyệt… vẫn ko thể nào làm cái mũi cứng đầu của con mình khô cả.
Cuối cùng mình tìm hiểu và thử với dầu dừa thì hiệu quả không ngờ. Mình rửa mũi cho bé bằng sterimar và hút thật sạch (dùng loại ống hút ít gây kích ứng niêm mạc, ít làm bé đau như nosefrida, có thể cho bé uống thêm alpha choay chống phù nề niêm mạc mũi, uống sau ăn) sau đó xịt cho bé vài ba nhát dầu dừa vào mũi. Rửa mũi thì mình ko đè bé ra mà để bé ngồi, xịt một nhát sterimar khoảng vài ba phút sau hút sạch về cơ bản cho bé, sau đó mới chuyển sang giai đoạn rửa để tránh lúc bơm rửa lại đẩy chất nhầy vào sâu hơn dễ gây viêm sâu khó chữa. Rửa thì mình xịt hút đồng thời, tức là giữ xịt sterimar bên trái thì hút bên phải và ngược lại, sao cho tạo thành dòng nước từ bên này qua bên kia, bé vẫn ở tư thế ngồi. Mình cho dầu dừa nguyên chất vào lọ Agerhinin (lọ xịt hoa ngũ sắc cũ) đã rửa sạch (các mẹ có thể dùng lọ khác miễn là xịt phun sương đc). Nếu dầu dừa bị đông thì cho vào cốc nhỏ ngâm vào một bát tô nước sôi, dầu dừa sẽ nhanh chóng tan ra rồi cho vào lọ xịt. Lúc xịt để bé nằm ngửa đầu dốc ngược xuống một lúc (bằng cách đặt một cái gối vào phần vai cổ của bé). Sở dĩ mình dùng loại xịt vì nó làm cho dầu dừa vào được sâu và xịt đều lên bề mặt mũi. Lượng dầu dừa dùng mỗi lần như vậy cũng chỉ cỡ vài ba giọt mỗi bên mũi thôi, ko hút ra các mẹ nhé. Ngày mình làm như vậy 3 lần thì đến ngày thứ 2 bé đã đỡ rất nhiều, 3 ngày thì khỏi hoàn toàn rồi. Nên làm lần cuối cuả ngày là vào buổi tối khi bé chuẩn bị đi ngủ. Hồi mình đi bác sỹ, bác sỹ bảo khó chữa nhất là cái mũi và mọi thứ viêm nhiễm khác cũng từ mũi mà ra nên phải giải quyết vụ sổ mũi cho con càng nhanh càng tốt. Thực sự mình rất ngạc nhiên, các mẹ thử xem nhé, hiệu nghiệm lắm đấy. Các mẹ nên học cách tự làm dầu dừa trên mạng cho đảm bảo hoặc mua của người thân quen làm cho chắc ăn là dầu dừa nguyên chất"
+++ Xem tiếp các phần 2-14 nhé các bạn+++
Xem thêm:
- Chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh ở trẻ nhỏ ( Mẹ Thỏ )
- Chia sẻ kinh nghiệm chăm con nhỏ ( Mẹ Thỏ )