Mùa xuân là đề tài bất tận của thi ca nói riêng và các lĩnh vực nghệ thuật khác nói chung. Cái đẹp của mùa xuân là sự khám phá và sáng tạo bất biệt của nghệ thuật. Thế nhưng cứ nhắc đến mùa xuân trong thơ, ta không khỏi bồi hồi nhớ đến câu thơ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nguyễn Du khi viết truyện Kiều đã tả bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cả bốn bức tranh đều chỉ bằng những nét gợi tả nhưng cũng đủ vẽ ra cái thần thái của cảnh vật bốn mùa. Trong đó đáng chú ý là bức tranh mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân của Truyện Kiều. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. Bức tranh khung cảnh ngày xuân được tác giả gợi tả với hình ảnh cánh chim én. Chim én là hình ảnh A giới quan của con người. Mùa xuân cánh chim én bay về từ phương Nam xa xôi, mang theo không khí ấm áp của phương Nam để xua đi cái giá lạnh của phương Bắc. Không biết từ lúc nào hình ảnh cánh chim én đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của mùa xuân.Hình ảnh con én đưa thoi được tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá. Ngày xuân với hình ảnh chim én bay đi, bay lại trong bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi chạy trên khung cửi. Hình ảnh thơ vừa có tác dụng tả cảnh. Gợi ra sự liên tưởng mùa xuân hình ảnh con chim én đang dệt nên bầu trời mùa xuân. Không những thế biện pháp tư từ ẩn dụ còn gợi cảm giác ngày xuân trôi qua rất nhanh. Đó là một cảm giác nuối tiếc thời gian. Thời gian mùa xuân trôi quan rất nhanh.Thiên tài Nguyễn Du không gợi tả bức tranh xuân vào thời khắc chớm xuân, thời khắc của sự tinh khiết, trong trẻo và mơn mởn nhất của mùa xuân. Ngược lại Nguyễn Du lựa chọn một khoảng thời gian đặc biệt:
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Một mùa được tính gồm có chín mươi ngày, nhưng khi thời gian đã ngoài sáu mươi có nghĩa đó là khoảng thời gian tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Không gian mùa xuân được gợi lên từ hình ảnh “thiều quang” là một thứ ánh sáng đẹp. Ánh sáng đó gợi sự mênh mông, thoáng đãng bởi ánh sáng đẹp của ngày xuân. Ở vào khoảng thời gian cuối của mùa xuân nhưng không gian xuân vẫn tràn trề sự trong trẻo của mùa xuân, giữ được sự tươi mát của mùa xuân. Những yếu tố đó tạo ra bức tranh mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tác giả lấy thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Một bức tranh xuân với gam màu xanh non – một màu xanh tràn đầy sức sống trải dài bất tận. Trên nền màu xanh non điểm xuyết một vài bông lê trắng.Xét về màu sắc, bức tranh xuân có sự hài hoà tuyệt diệu giữa màu xanh non và màu trắng. Hai gam màu tạo nên sự trong trẻo lạ thường cho bức tranh.Xét về hình ảnh, tác giả sử dụng những chất liệu quen thuộc của thơ cổ để vẽ nên bức tranh. Đó là hình ảnh của cỏ non, cành lê và bầu trời. Đây là những hình ảnh rát gần gũi, quen thuộc và có tính biểu tượng cho mùa xuân. Điều đặc biệt của bức tranh xuân, tác giả vẽ được đường nét sống động của bức trang xuân với các tính từ “tận” và động từ “điểm”. Một thảm cỏ non xanh trải dài và những bông hoa lê đang điểm xuyết vào bức tranh xuân.Trong văn học cổ thì trong thơ có vẽ và bức tranh xuân của Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều đó. Nguyễn Du đã vẽ bức tranh xuân bằng màu sắc, bằng đường nét và bằng các chất liệu cổ. Tuy nhiên khi đọc câu thơ ta còn cảm giác đang bắt gặp họa sĩ Nguyễn Du đang đưa từng nét bút để vẽ. Ông đang sử dụng thủ pháp điểm xuyết mà ta thường gặp trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc của người Trung Quốc – một trường phái nổi tiếng ngày xưa. Chỉ bằng những nét phác họa thôi nhưng cũng đủ vẽ được cái thần thái, cái hồn của bức tranh. Sự khác biệt của nhà họa sĩ Nguyễn Du và nhà thơ Nguyễn Du đó là ông vẽ bức tranh bằng ngôn từ. Bằng ngôn ngữ ông vẽ nên bức tranh xuân với vẻ đẹp mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Một bức tranh xuân tuyệt bích trong văn học. Đó chính là thiên tài của Nguyễn Du. Vẽ bức tranh mùa xuân trên, Nguyễn Du đã tiếp thu và sáng tạo từ thơ cổ.
Sự tài tình và khéo léo của Nguyễn Du là khi ông lấy cái màu xanh non của cỏ để vẽ cái màu xanh trong mát của bầu trời. Không cần tả trời xanh vậy mà bầu trời ấy vẫn hiện lên trong trẻo trong tâm hồn người đọc bởi sự trải dài bất tận, không có khoảng cách giữa sự vật và bầu trời. Bằng nghệ thuật đảo từ “trắng điểm” Nguyễn Du đã để cho những bông hoa lê trắng điểm xuyết vào bức tranh giống như một người họa sĩ đang vẽ từng đường nét cho bức tranh ấy. Sự sống động của bức tranh không chỉ là cái hồn của cảnh mà ở đó còn lột tả được cái hồn người say sưa, ngây ngất trước sự trong trẻo, tinh khiết của mùa xuân.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều qua bức tranh xuân tuyệt bích cũng là một nét nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Du miêu tả thiên nhiên bằng bút pháp trực tiếp nhưng lại sử dụng thủ pháp điêu luyện kết hợp với những nét phác họa và việc sử dụng những từ ngữ đắt lột tả được cái hồn của cảnh vật.
Vì thế trong văn học phong kiến nói chung và thơ ca dân tộc hiếm có một bức tranh xuân nào tuyệt bích hơn thế. Một bức tranh làm say lòng người đọc như đang chiêm ngưỡng người họa sĩ – thi sí Nguyễn Du đang vẽ đường nét sống động của mùa xuân.