Soạn bài Văn kể chuyện lớp 6

LUYỆN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

          – HS ôn lại lý thuyết văn tự sự.

          – Luyện tập một đề văn tự sự cụ thể.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:

GV nhắc lại Nhân vật trong văn tự sự:

a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.

c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,…

Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh – thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,… Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,… Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,… Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

Đọc đề bài

HS tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề.

 

 

 

GV hướng dẫn HS lập dàn ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS viết bài hoàn chỉnh.

Các đoạn liên kết với nhau.

HS đọc từng đoạn.

GV nhận xét chấm chữa

Đề: Kể lại truyện "Sự tích Hồ Gươm" bằng lời văn của em.

A) Tìm hiểu đề

1. Thể loại: Tự sự

2. Nội dung: "Sự tích Hồ Gươm"

3. Yêu cầu: Lời văn của em (tránh sao chép)

B) Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu giặc Minh đô hộ nước ta. Nghĩa quân Lam Sơn non yếu bị thua.

2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc

– Lê Thân nhận được lưỡi gươm.

– Lê Lợi nhận được chuôi gươm.

– Tra vào vừa như in.

– Lê Lợi được trao quyền đánh giặc Minh, chiến thắng vang dội.

– Lê Lợi trả lại gươm thần.

3. Kết bài: Kết cục

Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm.

C) Viết bài