Phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ – Mẹ Thỏ

Chia sẻ kinh nghiệm chăm con nhỏ của mẹ Thỏ ( Phần 4: Phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ)
 
Trải qua 1 tuần căng thẳng, chiến đấu cùng con. Chứng kiến vô vàn cuộc sống, hoàn cảnh, bệnh tật của nhiều bệnh Nhi nhỏ tuổi mới thấy quý vô cùng khi sinh ra được làm một con người hoàn thiện, mạnh khỏe. 

 
Đọc đâu đây, nhiều bài viết cho rằng "nuôi con không cần cần con to béo, nặng cân, không quan trọng con mập ốm. Con muốn thì ăn mà không ăn thì thôi". Thật ra, đã bị một số người hiểu sai lệch lạc.
Bước vào phòng bệnh. Lướt qua tất cả các giường. Bé nào cũng tái mét, xanh lè, khó thở… bố mẹ thì sâu mắt vì đêm ngày chăm con vất vả. Điều đáng buồn là hầu hết các em bé này đều nhỏ con, nhẹ cân. Vì sao?
Một đứa trẻ mạnh khỏe, đầy đủ chất và phát triển cân đối là đứa trẻ không chỉ trang bị đủ cho mình những khung nền vững chắc về sau mà còn để chống chọi với vô vàn nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Mặt khác, nếu không may nhiễm bệnh. Còn có sức khỏe "dự phòng" để không bị quỵ. Đứa trẻ càng yếu, càng dễ nhiễm bệnh, càng khó ăn, bệnh càng nặng…cái vòng luẩn quẩn đó vô cùng vất vả để tháo gỡ.
 
Vậy nên, các bà mẹ đã, đang và sắp nuôi con nhỏ ơi. Hãy chú trọng thêm về cách chăm, nuôi con hơn nữa. Đặc biệt là 3 năm đầu đời. Con không ăn cháo, thì cho nó ăn bún, ăn phở, không uống sữa thì sữa chua, váng sữa, không ăn trái cây thì cam, quýt, chuối, táo,… đừng để con chai lì với việc ăn uống. Con khỏe mẹ mới có đủ động lực mà lao vào kiếm sống.
 
Trong Phòng Hô hấp 209 mà Thỏ nằm. Có 5 bé. Mỗi bé mỗi biểu hiện hiện khác nhau. Em bé nằm ở giường đầu tiên là bé Gấu. Bé Gấu 1 tháng 20 ngày. Và đã ở đây 20 ngày liên tục. Tay chân lấy ven không còn chỗ nào. Mỗi ngày là một mũi kháng sinh. Loại kháng sinh mà Bác sĩ bảo "có bé chỉ 2, 3 chậm nhất là 6 lần tiêm sẽ khỏi bệnh, xuất viện" thế mà bé Gấu ~12 mũi. Không tiến triển bao nhiêu. Nhìn bé mệt mỏi, mềm oặt trên tay mẹ mà tội nghiệp lắm. Không đêm nào bé ngủ yên, khóc miết từ tối đến sáng. Mẹ bé đáng lẽ ra giờ đang trong thời gian ở cữ lại phải đêm ngày đi tới đi lui ầu ơ bé. Ông bố trẻ thì sáng sáng ngồi giặt một chậu to đồ cho hai mẹ con họ. Mặt sầu não vì không biết ngày về…
 
Giường số 2 là cu Boy. Cu Boy 12 tháng rồi mà sinh nhật phải nằm viện. Cu Boy 8kg. Da ngăm đen. Nhưng ánh mắt lanh lợi lắm. Có điều vì cơ thể yếu nên khó dung nạp thuốc. Bệnh đỡ đôi chút gặp trời trở là tái phát. Cứ ốm lên ốm xuống hoài mà mấy cũng không dứt hẳn bệnh. Nhà Boy ở Khe Sanh mà vào Huế cứ như cơm bữa, liên tục thế đã 8 tháng nay. Bố mẹ phải bỏ cả việc mà theo con. Cũng may có Bảo Hiểm đỡ một phần chứ nếu không cũng chẳng biết tiền đâu để cho con nằm viện (mẹ bé kể).
 
Giường thứ 3 là bé Ong. Ong hơn Thỏ con 5 ngày tuổi. Ong là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn. Ong có thể đọc thơ, hát tròn trịa. Ong hiểu chuyện và rất chịu khó. Ong bị Bác sĩ bảo nhẹ cân. Lại gặp bệnh cứ Ho và ói nên càng sút cân nhanh mà mệt mỏi nhiều. Ong uống thuốc kém nên buộc phải tiêm. Chỉ đỡ được vài hôm Ong lại trở bệnh. Hôm qua, Ong bị ói quá nhiều đến ra cả mật vàng mật xanh. Phải chuyền Đạm, uống chống nôn. Ong thèm ti mẹ, thèm ăn cháo nhưng không được. Ba mẹ bế Ong trên tay để chuyền cho hết mấy bình Đạm. Nhìn lưng họ bước đi dọc hành lang mà không khỏi xót xa. Liêu xiêu, nhỏ bé, cũng may là họ không đơn độc.
 
Giường số 4 là bé "chưa có tên". Bé 2 tháng tuổi. Bé ấy xinh như thiên thần. Nhưng quả là tội nghiệp cho bé. Bé thuộc dạng nặng nhất phòng. Ngày đầu tiên vào viện bé được đưa thẳng lên Cấp cứu Nhi, 2 ngày bé được đưa ra với mẹ. Nhưng gần nửa tháng nằm viện rồi hôm nay bé lại phải lên Cấp cứu. Bé bị Tim bẩm sinh, thiếu máu, sốt siêu vi. Da bé trắng bệch, bé nhìn mọi thứ vô hồn. Mẹ bé bảo, bé sinh được 2,8kg. Đã nuôi được đến 4,2 kg. Vậy mà nửa tháng nay bé nằm viện. Bây giờ cân nặng lại như ban đầu. Bé được các Bác sĩ theo dõi liên tục vì luôn sốt cao, yếu ốm, nên tiêm cũng khó chuyền cũng khó. Có điều bây giờ lên Cấp cứu bé phải thêm Đạm, thêm Máu, mới mong cơ thể có sức chống lại bệnh tật. Bố bé đi làm xa. Hôm nay nghe con trở nặng phải vội vã chạy về. Không biết khi nào người nhà bé mới được nở nụ cười chào tạm biệt các gia đình khác để ra viện?
 
Giường số 5 là em Subin. Em nhí nhảnh, hay cười và dễ tính. Subin cũng phải cấp cứu gần 2 ngày mới được xuống phòng bệnh. Subin tròn trịa, chắc chắn, bú mẹ nhiều và ăn thêm cháo. Subin chịu uống thuốc và ít nôn nên Subin nhanh khỏi lắm. Bây giờ chỉ cần theo dõi nữa thôi là có thể xuất viện. Cười nói với cả phòng suốt thôi.
 
Tuy mỗi bạn mỗi hoàn cảnh, mỗi loại bệnh khác nhau. Ai cũng tìm mọi cách để chăm cho con tốt nhất có thể. Nhưng họ có chung một nỗi sợ là Phòng Cấp cứu. Vì lúc đó con phải xa mẹ. Mỗi ngày mẹ chỉ thăm con được 2,3 lần. Con nằm trong phòng cách ly, trói tay chân lại để chuyền thuốc. Con khóc lóc, la hét,… mẹ ở ngoài nhìn vào chỉ muốn ngã quỵ. Con khát sữa, mẹ lại sữa chảy tràn trề mà phải vắt bỏ đi. Đau đớn lắm, khổ sở lắm. Làm cha, làm mẹ. Nghĩ đến cảnh đó thôi cũng đã ứa nước mắt.
 
Vậy nên, đã không yêu thương trẻ con, không đủ kiến thức, kiên nhẫn, hi sinh thì hãy xem lại việc có nên sinh con. Lí do? Vì ngay từ khi mang bầu đã phải có những nguyên tắc, sức khỏe nhất định để thai nhi được phát triển toàn diện. Bởi nếu lí do được gây ra từ người mẹ khi mang thai. Hậu quả con bị bệnh thì việc chữa trị, nuôi dưỡng, và cả tương lai của con sau này không được đảm bảo.
 
Còn khi đã sinh con thì nên nuôi con theo khoa học, đừng lạm dụng những phương pháp truyền miệng không căn cứ mà hại đến con. Ví dụ như: nuốt thằn lằn sống chữa hen, ăn cơm cúng người đã mất hay nhau thai mèo để trị viêm phổi… Làm mẹ, trách nhiệm phải bảo vệ con và bảo vệ chính kiến đúng đắn của mình. Dù cho người thân, chồng, hay bố mẹ nói chưa đúng cũng nên gắng mà phân tích thuyết phục để họ hiểu. Bởi con khỏe hay ốm thì ở người mẹ trước cả.
 
Dưới đây là Nhật ký 1 tuần qua của Thỏ!
 
Mọi thứ bắt đầu từ việc Thỏ sốt vào đêm khuya, khóc và khó ngủ. Mẹ phát hiện ra răng Thỏ nhú lên. Rồi con hết sốt và mẹ đinh ninh rằng "con ổn". Chính tâm lý đó đã khiến bệnh con ngày một trở nặng. 3 đêm liên tiếp ba mẹ thức trắng vì con.
Sang đêm thứ 3 thì con không ngủ lại kèm khóc nhiều. Ba mẹ mệt mỏi cộng dồn nên lớn tiếng với con. Thật thương khi con im lặng thôi không khóc nữa… rồi cứ thế đến sáng, vòng tuần hoàn luẩn quẩn khóc, nạt, im… con chỉ thích nằm xe đẩy, tuyệt nhiên không thích bế. Thật ra đó là những dấu hiệu sớm để phát hiện ra bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ.
Ngày 1: tức sáng hôm sau. Mẹ đưa con đi khám khi thấy lồng ngực con thoi thóp và có tiếng rít ở mũi. Con khóc mãi suốt cả quãng đường. Đến nơi Bác sĩ cho chụp phim. Kết quả là Bác sĩ bảo con VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA. 
Mà viêm tai lại vì viêm phổi gây ra??? 
Con khóc không ngừng, con mệt mỏi và li bì luôn khi mẹ cho con uống liều thuốc đầu tiên. Vì quá lo nên cả nhà đưa con thẳng vào Huế. Vào luôn thẳng Cấp cứu Nhi. Bác sĩ cho nhập viện gấp. Và… cho uống 2 loại thuốc, thở khí dung. 2 liều như thế thì con ngủ được. 
Ngày thứ 2: con thêm mấy loại thuốc uống. Con bắt đầu tỉnh táo, nói nhiều…
Ngày thứ 4: lại nói nhiều, đi nhiều. Nhưng ho nhiều. Ho là biểu hiện bình thường vì đó là tác dụng của thuốc Long đờm.(Bác sĩ lí giải).
Ngày thứ 5: Thỏ kiểm tra tổng quát, rồi Bác sĩ không cho ở lại Viện nữa. 2 loại thuốc nhẹ nhàng để về bổ sung.
 
Còn đây là các vấn đề cần lưu ý cho các mẹ:
 
– Khi con đột ngột bị sốt phải tìm ra ngay nguyên nhân. Có mọc răng không, có vết thương sưng không, có tiêm chủng không, có nổi hột hay ban ở đâu không??? Ví dụ: Tay chân miệng các nốt sẽ nổi ở lòng bàn tay HOẶC lòng bàn chân HOẶC trong miệng HOẶC đầu gối HOẶC sau mông. Nhiều bà mẹ cứ bảo lòng bàn tay, chân, miệng không lên là không phải nên chẳng biết đường mà chọn cách chăm cho đúng.
 
– Nếu không tìm ra lí do mà đang ở giữa khuya. Thì cặp nhiệt độ. >38,5 độ C, cho uống hạ sốt, lau mát tránh co giật. Cách hạ nhanh là đắp lá diếp cá trên trán, lòng bàn chân. Tác dụng tốt. An toàn.
 
– Nếu con khóc nhiều, không chịu nằm, nghẹt mũi, ngực thoi thóp thì cần lưu ý có thể con bị phế quản, phổi. Bởi khó thở con sẽ muốn khóc để dễ thở hơn. Nếu có xe đẩy thì để mức 45 độ. Kê gối cao phần vai cầm 2 tay con đưa cao lên đầu giúp dễ thở. Đối với em bé sơ sinh khó thở thì gấp khăn 1 đầu cao 1 đầu thấp. Đầu cao kê dưới vai. Để thẳng đầu hơi ngửa lên. Sao cho cằm không được chạm ngực gây thở dốc.
 
– Đếm nhịp mạch: <40 nhịp/phút thì tạm yên tâm chưa phải phổi, >40 nhịp/phút thì có thể.
 
– Nếu con sốt, khó thở không rõ nguyên nhân hãy đưa đi khám ngay. Đừng bao giờ tồn tại suy nghĩ "để 1 ngày nữa xem sao" vì trẻ con chuyển bệnh chỉ trong tích tắc. Và một khi đã sốt, khó thở thì rất khó để tự lành nếu không được can thiệp các biện pháp khác. Cộng thêm việc chữa trị muộn thì nguy hiểm, mệt con. Chữa không dứt thì tái phát đi lại. Vòng luẩn quẩn.
 
– Chọn nơi tín nhiệm để thăm khám cho con, khi Thỏ vào BV TW Huế, Bác sĩ bảo tai không hề có vấn đề gì. Người ta hỏi luôn "Khám ở Đông Hà là ở huyện hay xã mà bác sĩ bảo vậy"? Thật đáng buồn.
 
– Kinh nghiệm nhận biết viêm tai cho con: Trẻ hay kéo tai, moi tai, tai đỏ, đau đớn, khóc nhiều, không cho đụng vào tai, sau tai có thể nổi hạch, chảy nước, hôi, nằm ngủ chảy ra gối… viêm tai gây sốt cho trẻ.
 
Tạm thời mẹ Thỏ chỉ nhớ được đến vậy. Hẹn kì sau.
Chúc các mẹ thật nhiều sức khỏe để nuôi dạy con nhé!
(Đón đọc phần tiếp theo: Chia sẻ cách chữa bệnh không cần kháng sinh!)