Bài 19: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 4: Địa Lí Các Vùng Kinh Tế

BÀI 19: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

1- Khái quát chung

– Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

– Diện tích là 54.7nghìn km2, số dân 4.9 triệu người (2006).

TayNguyen

– Vị trí địa lí: là vùng duy nhất nước ta không giáp biển nhưng giáp hạ Lào vag đông bắc Campuchia. Vị trí quan trọng vềan ninh, quốc phòng và XD kinh tế, có tiềm năng lớn về NN, LN, giáp DHNTB ( có tiềm năng lớn thuỷ sản, giao thông biển) , phía nam giáp ĐNB, vùng có nền KTPT nhất nước ta, giáp hạ Lào, và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.

2-Trình bày vấn đề PT cây CN lâu năm của T.Nguyên

* Điều kiện:

– Đất bazan: có  tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố ở  trên các cao nguyên rộng lớn.

– Khí hậu: CXĐ và phân hoá theo đai cao tạo điều kiện PT cơ cấu cây công nghiệp đa dạng (cận nhiệt, nhiệt đới)

* Tình hình sản xuất và phân bố cây CN

– Cà phê: Cây CN quan trọng số 1 của TN , chiếm 4/5 cà phê cả nước, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất. Cà phê chè phân bố ở  CN cao Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng,  Cà phê vối Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

– Chè được trồng nhiều trên các CN ở  Lâm Đồng và một phần Gia Lai, TNg là vùng trồng chè lớn thứ 2 cả nước sau TDMNBB. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích  chè lớn nhất cả nước.

 – Cao su là vùng trồng Cao su lớn thứ 2  sau ĐNB chủ yếu trồng ở Gia Lai, Đăk Lắk.

* Biện pháp:

-Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN, mở rộng  cây CN có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ vốn rừng và phát triển thuỷ lợi.

– Đa dạng hoá  cơ cấu cây CN, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên.

– Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây CN và xuất khẩu .

3- Hãy trình bày các điều kiện (Tự nhiên và xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cây cà phê và các BP để có thể PT ổn định cây cà phê ở Vùng này?

a- Các điều kiện phát triển cà phê,

* Thuận lợi:

– Tự nhiên:

 + Đất trồng: Chủ yếu là đất bazan (1.4 triệu ha) chiếm 2/3 diện tích đất đỏ bazan của cả nước. Đất có tầng phong hoá sâu, giầu chất dinh dưỡng phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn- thuận lợi thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

 + Khí hậu: cận xích đạo với một mùa mưa, mùa khô, mùa khô là điều kiện để phơi sẩy các sản phẩm cây CN, khí hậu còn có sự phân hoá theo độ cao, càng lên cao khí hậu càng mát nên trồng được nhiều loại cây cà phê: cà phê chè, cà phê vối.

 + Nguồn nước trên mặt, dưới ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cây cà phê,

* Điều kiện kinh tế- xã hội:

+ Dân cư- lao động: nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng giầu kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

+ Thị trường tiêu thụ: nhu cầu  về cà phê trên thế giới, SX cà phê giá trị kinh tế cao, do chế biến SP cà phê hợp thị hiếu của người Âu- Mĩ nên cà phê Việt Nam đã đứng  vững trên thị trường thế giới.

+ Cơ sơ vật chất, kỹ thuật.

– Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần vào việc nâng cao chất lượng và SP trong vùng.

* Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài -> thiếu nước.

– Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa

-Lao động thiếu.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn nghèo làn.

b- Các khu vực chuyên canh cây cà phê và biện pháp.

* Sự phân bố.

– Cà phê là cây CN quan trọng số 1 cây của Tây nguyên, chiếm 4/5 cà phê của nước.

– Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha) ngoài ra  còn được trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Nông, KonTum, Lâm Đồng.

– Cà phê có 2 loại chính.

+ Cà phê chè: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

+ Cà phê vối: Đắk Lắk, Đắk Nông.

– Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

* Các giải pháp nhằm phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên.

– Đảm bảo đủ nước tưới, giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô -> phát triển vốn  rừng, bảo vệ vốn rừng.

– Phát triển rộng rãi mô hình vườn, trang trại…

– Nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường 14.

– Đẩy mạnh CN chế biến và xuất khẩu.

– Chính phủ ưu đãi vùng SX cà phê.

– Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm.

– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

4- Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai  thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

a- Tây nguyên là vùng có TN rừng lớn nhất và rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, kinh tế xã hội.

– Tây Nguyên là ” Kho vàng xanh” của đất nước. Rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừng TN chiếm36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

– Rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao (cẩm lai, gụ, nghiến, trắc, sến… )

– Rừng TNg còn là môi trường sống cho nhiều loại động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu…)

– Rừng TNg còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguòn nước ngầm, chống xóm mòn đất cho  cả vùng.

b- Tài nguyên rừng đang bị suy giảm.

– Cuối thập kỷ 80-90 sản lượng gỗ  khai thác TB là 600-700 nghìn m3/ năm. Hiện này chỉ còn 200-300nghìn m3/năm…

– Nguyên nhân: Khai thác bừa bãi, nạn phá rừng gia tăng, cháy rừng, mở rộng diện tích đất nông  nghiệp…

– Hậu quả: Lớp phủ thực vật giảm sút nhanh, trữ lượng gỗ quý giảm dần, đe doạ  MT sống của các loài động vật quý hiếm, mực nước ngầm tiếp tục hạ thấp về mùa khô.

5- Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

a- Tiềm năng thuỷ điện to lớn của Tây Nguyên đang dược phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn.

– Tài nguyên nước của các hệ thống Sông Xê Xan, Xrêpôk, Đồng Nai, đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả. Hàng loạt công trình đã và đang được xây dựng.

+ Các nhà máy đã XD trước đây: Đa Nhim (160Mw) Đrâyhing (12Mw).

+ Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây nhiều công trình thuỷ điện lớn đã được xây dựng: Thuỷ điện Yaly 720Mw, và đang tiếp tục xây dựng theo thời gian, các bậc thang thuỷ điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên (Yaly, Xê xan, Xêxan 3A, Xê xan 4….)

b- Ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên:

– Thuận lợi cho việc khai thác và chế biến kim loại màu trên cơ sở giá thành thuỷ điện rẻ, đặc biệt là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bô xít rất lớn của Tây Nguyên.

– Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây CN trong mùa khô.

– Khai thác cho mục đích du lịch. Nuôi trồng thuỷ sản.