Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam
32/- HCST, CHST “Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
– HCST: trích từ tập “ ánh sáng và phù sa” bài thơ được sáng tác 1960 trong khi miền Bắc xây dựng CNXH, Đảng và nhà nước kêu gọi nhân dân kể cả tầng lớp văn nghệ sĩ trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới, khôi phục hậu quả của chiến tranh, biến nơi đây thành điểm sáng của no ấm hạnh phúc. Để hưởng ứng phong trào này mọi người từ khắp mọi miền đất nước trở về đây, bên cạnh đó còn nhiều người ngại khó ngại đi xa, để động viên cổ vũ mọi người Chế Lan Viên sáng tác nên tác phẩm
– CHST: Niềm tự hào phấn khởi trước cuộc sống mới thay đổi tốt đẹp ở miền Bắc trong kế hoạch xây dựng CNXH 5 năm lần thứ nhất
33/- Ý Nghĩa Nhan Đề “Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
– Bài thơ được sáng tác 1960 khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc, nên hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng là khát vọng là ước mơ sớm trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới. “Tiếng Hát Con Tàu” là khúc hát lên đường với bao khát vọng mạnh mẽ trở về Tây Bắc biến nơi đây thành điểm sáng của no ấm và hạnh phúc. Đến với đất nước đến với nhân dân cũng chính là đến với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
34/- Những Hình Anh Có Ý Nghĩa Biểu Tượng “THCT”
Bài thơ được sáng tác 1960 khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc, nên hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng là khát vọng là ước mơ sớm trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới XHCN. Tây bắc không còn là địa danh xa sôi của đất nước nữa mà đã trở thành tổ quốc nhân dân vĩ đại. “Tiếng Hát Con Tàu” là khúc hát lên đường với bao khát vọng mạnh mẽ trở về Tây Bắc biến nơi đây thành điểm sáng của no ấm và hạnh phúc. Đến với đất nước đến với nhân dân cũng chính là đến với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
35/- Anh/ Chị Hiểu Thế Nào Về 2 Câu Thơ Sau
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế LanViên)
Chỉ hai dòng thơ mà giàu chất nhạc, giàu sắc thái biểu cảm, chuyên chở một triết lí nhân sinh sâu sắc; phép điệp, phép đối kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ ở hai dòng thơ tạo nên âm hưởng dạt dào sâu thẳm “khi ta ở” – “khi ta đi” … “nơi đất ở đất đã hóa tâm hồn ….”. Mở ra một khúc nhạc lòng du dương xao xuyến. Tác giả đã gợi ra một chân lí cuộc đời ít nhiều ta đều trải nghiệm. Khi đặt chân đến vùng đất xa lạ, lúc ấy đất chỉ là vùng không gian cư trú “nơi đất ở”. Rồi năm tháng dần trôi, ta đã gắn bó biết bao nhiêu nghĩa tình nơi ấy, bỗng Phải ra đi, lòng cảm thấy nhói đau “đất đã hóa tâm hồn” hay tâm hồn ta đã chất đầy kỉ niệm ân tình, sức nặng của đất hay sức nặng của cõi lòng nhớ nhung da diết. Mới hiểu vì sao nhiều người biết đến, nằm lòng hai câu thơ ấy, cứ bất giác đúng hoàn cảnh là người ta buột miệng đọc lên mà chẳng cần biết cội nguồn xuất xứ của nó từ đâu. Hai dòng thơ ấy đã được tách biệt khỏi bài thơ và nó đã tồn tại độc lập như một thực thể hoàn chỉnh vẹn tròn. Thậy hay! Thật y vị !
36/- CĐ “Tiếng Hát Con Tàu” – Chế Lan Viên
Bằng những hình ảnh độc đáo giàu cảm xúc, giàu chất suy tưởng “Tiếng Hát Con Tàu” là lời động viên mọi người kể cả tầng lớp văn nghệ sĩ trở về Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới bằng tất cả tấm lòng biết ơn nhân dân.
37/- XX, HCST, CHST “Các Vị La Hán Chùa Tây Phương” – Huy Cận
– XX: trích từ tập “bài thơ cuộc đời”
– HCST: Năm 1960 khi miền Bắc xây dựng CNXH cuộc sống thay đổi tốt đẹp, lúc ấy nhà thơ có dịp trở lại thăm chùa Tây Phương trên núi Câu Lậu tỉnh Hà Tây có 1 công trình kiến trúc nổi tiếng là 18 pho tượng bằng gỗ của 18 vị la hán được đặt tại hành lang của chùa được hoàn thành vào TK XVII – XVIII với những dáng vẻ khác nhau đã tạo cho Huy Cận có những suy nghĩ về thế giới phật giáo và cuộc sống mới hiện đại. ông mượn truyện phật để nói truyện đời, truyện của qúa khứ (nổi đau đời mà không cứu được đời của cha ông TK XVIII như Nguyễn Du) và hiện tại (xây dựng XHCN ở miền Bắc cuộc sống thay đổi tốt đẹp)
– CHST: Niềm cảm thông với những bế tắc của cha ông ở TK XVIII như Nguyễn Du, và niềm tự hào trước cuộc mới hiện tại
38/- Cảm Nhận Về Đoạn Thơ Sau Trong TP “THCT” – CLV
“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương”
-> Đoạn thơ với hình thức câu trần thuật, tác giả đã kể lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau chuyến thăm chùa Tây Phương, tác giả có những thắc mắc, hoài nghi về thế giới phật giáo. Tại sao hình ảnh 18 pho tượng của 18 vị La Hán đã đến với cửa phật mà lại mang sự đau khổ của thế giới trần tục. Nó gợi cho tác giả có những suy nghĩ về thế giới phật giáo cũng như tâm tư, tình cảm của cha ông (các trí thức đương thời như Nguyễn Du) ở TK XVIII
39/- CĐ “Các Vị La Hán Chùa Tây Phương” – Huy Cận
Bằng những vần thơ giàu hình ảnh , giàu chất suy tưởng Huy Cận đã mượn truyện phật để nói truyện đời, cảm thông với những bế tắc của cha ông (trí thức ở TK XVIII như Nguyễn Du) và tự hào trước cuộc mới hiện tại (công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc cuộc sống thay đổi tốt đẹp).