Bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển

BÀI 16: SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN

I- Sóng biển:

– Sóng biển: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân: Do gió.

– Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h. Có sức tàn phá khủng khiếp.

II- Thủy triều:

– Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời.

thuy-trieu

– Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời nằm thẳng hàng: Thủy triều lớn nhất.

+ Đầu tháng: Không trăng.

+ Giữa tháng: Trăng tròn.

– Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời ở vị trí vuông góc: Thủy triều kém nhất.

Nửa đầu tháng, nửa cuối tháng: Trăng khuyết.

trieu-cuong

III- Dòng biển:

– Dòng biển: Nước đại dương chuyển động thành dòng.

– Dòng biển nóng: Xuất phát hai bên xích đạo chảy theo hướng tây về cực.

– Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 chảy về xích đạo.

– Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

– Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.