Bài 12 – Tiết 2: Kinh tế ( Cộng hòa nhân dân Trung Hoa )

Bài 12. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (tiếp theo)

Tiết 2. KINH TẾ

I. Khái quát

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: Trung bình đạt trên 8%.

2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng.

3. Là một nước xuất siêu thứ 3 thế giới: Giá trị xuất khẩu 266 tỉ đô la, nhập khẩu 243 tỉ đô la.

4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới.

5. Thu nhập bình quân tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD.

Đơn vị tiền tệ: Nhân dân Tệ ( Rén Mín Bi/ RMB )

THAM KHẢO NGUỒN WIKIPEDIA

Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Thuận lợi: Khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào, tình độ KH – KT cao.

b. Đường lối phát triển:

– Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

– Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

– Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.

– Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí.

c. Quá trình công nghiệp hoá:

– Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ:

+ Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ.

+ Giai đoạn giữa: Phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như luyện kim, hoá chất.

+ Từ năm 1994: Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô.

– Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện…

d. Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang phía Tây.


Tiết 3. KINH TẾ (tiếp theo)

2. Nông nghiệp

a. Thuận lợi:

Tự nhiên: Đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu ha) nhưng đất màu mỡ. Khí hậu đa dạng. Nguồn nước dồi dào…

Kinh tế – xã hội: Lao động dồi dào. Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước hợp lí. Cơ sở hạ tầng. KHKT…

b. Chính sách phát triển nông nghiệp:

– Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.

– Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi.

– Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.

– Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp…

c. Thành tựu:

– Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trung bình 4 – 6%/ năm.

– Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới và ngày càng tăng.

– Cơ cấu cây trồng thay đổi: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Sản phẩm đa dạng. Giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả.

THAM KHẢO NGUỒN WIKIPEDIA

Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mỳ, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.

Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ.

d. Phân bố:

Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.

III. Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

1. Quan hệ nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và ổn định lâu dài.

2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh.