Bài 10: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 3: Địa Lí Kinh Tế

BÀI 10: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1. Đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp.

phan bo 7 vung nong nghiep

7 vung nong nghiep )  file pdf

2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

a. Thay đổi về hướng sản xuất

– Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

– Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn nhằm:

+ Khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên, kinh tế- xã hội

+ Tạo thêm nhiều việc làm và  nông sản hàng hóa

+ Hạn chế rủi ro của thị trường

+ Tăng cường sự phân hóa lãng thổ nông nghiệp.

b. Thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp

– Ngoài những sản phẩm truyền thống và chuyên môn hóa, các vùng đã có hướng đa dạng hóa sản phẩm:

+ Tây nguyên trồng cà phê là chủ yếu, hiện đang tăng diện tích chè búp, cao su, đậu tương

+ Đông Nam Bộ: cao su là chủ yếu, hiện đang phát triển nhanh điều, cà phê

+ Tây Bắc đang mở rộng trồng cà phê chè…

c. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại

– Đây là bước tiến đưa SX nông, lâm, thuỷ sản theo hướng SX hàng hoá.

– Số lượng trang trại không ngừng tăng lên trong những năm gần đây với cơ cấu sx của trang trại ngày càng đa dạng

3. Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa:

– Trung du và miền núi  Bắc Bộ với Tây Nguyên.

– Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.

– Nguyên nhân của sự khác nhau đó

a-Sự khác nhau giữa CMH của TDMNBB và Tây Nguyên:

– Tây Nguyên chủ yếu là trồng cây CN lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu) ngoài ra còn trồng chè là cây cận nhiệt đới ở ở Cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Chăn nuôi bò thịt, sữa là chủ yếu.

– TDMNBB chủ yếu trồng cây CN có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt đới (Chè, hồi, quế…) các cây CN ngắn ngày, đậu tương, lạc, thuốc lá, cây dược liệu, cây ăn quả,, chăn nuôi trâu bò lấy thịt, sữa và lợn.

Ngoài ra còn khác biệt về quy mô. Mặc  dù đều trồng chè nhưng diện tích chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn, chăn nuôi ở miền  núi, trung du Bắc Bộ cũng phát triển hơn.

b- Sự khác nhau giữa chuyên môn hoá của ĐBSH và ĐBSCL.

– ĐBSH có ưu thế về tập đoàn cây trồng: rau, cây thực phẩm  nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (Cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây…)

– Đồng Bằng SCL chủ yếu là cây trồng nguồn gốc cận xích đạo chiếm ưu thế . Chăn nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, chăn nuôi vịt…

– Cũng là trồng lúa và nuôi thuỷ sản những quy mô sản xuất ở ĐBSCL lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.

c- Nguyên nhân:

– Là do sự khác nhau đặc biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, nhất là sự phân hoá của yếu tố khí hậu.

4. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với CN chế biến lại có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội.

Vì:

– Khai thác hiệu quả lợi thế của nước ta (đất, khí hậu, lao động, thị trường, chủ trương đúng đắn của Nhà nước…)

– Nhằm mục đích đưa công nghiệp  phục vụ đắc lực cho nông nhiệp để từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn.

– Giảm chi phí vận chuyển từ nơi SX đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

– Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

– Phân công lại lao động, tạo thêm nhiều việc làm làm mới cho nhân dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

– Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với CN chế biến sẽ ổn định các  vùng chuyên canh nông nghiệp và công nghiệp chế biến (hỗ trợ nhau để cùng phát triển).