Ôn tập Văn 12: Tuyên ngôn độc lập

Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam

Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh

11/- Hoàn cảnh sáng tác, Giá Trị “Tuyên Ngôn Độc Lập” 

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ 19/ 08/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. 26/ 08/ 1945 chủ tịch HCM từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố hàng ngang, Người soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập. 2/ 09/ 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội Người trịnh trọng tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

+ Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật, âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp

– Giá trị:

+ Gía trị lịch sử: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc

+ Gía trị  văn chương: là 1 bài văn chính luận, gọn, súc tích lập luận chặt chẽ, đanh thép lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục

12/- Mục Đích Sáng Tác “Tuyên Ngôn Độc Lập” 

– Chính thức tuyên bố trước nhân dân thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam

– Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặt quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam

– Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc

13/- Chủ đề, Bố Cục “Tuyên Ngôn Độc Lập” 

Chủ đề: “Tuyên Ngôn Độc Lập” với nội dung chính thức tuyên bố trước nhân dân thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, quyền độc lập tự do dân tộc ý chí quyết tâm bảo vệ quyền lợi đó của dân tộc ta. Đồng thời cũng khẳng định truyền thống yêu nước, anh hùng, nhân đạo của dân tộc.

– Bố cục: (gồm 3 phần)

Phần 1: Từ đầu đến “Không ai chối cải được” -> là cơ sở pháp lý (mượn 2 lời trích dẫn cả bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) làm cơ sở pháp lý cho tuyên ngôn độc lập Việt Nam)

Phần 2: Từ “Thế mà . . . . dân tộc đó phải được độc lập” -> đây là cơ sở thực tế của tuyên ngôn độc lập

+ Tố cáo tội ác của thực dân phong kiến

+ Cách mạng chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

+ Sự ra đời của nước Việt Nam DCCH

Phần 3: Phần còn lại -> đây là lời khẳng định trước thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền lợi ấy của dân tộc.