Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 1: Địa Lí Tự Nhiên

BÀI 3: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN

( Tiếp theo )

II- BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

– Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện sự gia tăng các thiên tai, bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

– Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.

Vì dây là 2 vấn đề cơ bản của môi trường sống, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ngay tan the

Ảnh minh họa: Ngày tận thế

2. Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão?

a- Thời gian hoạt động:

– Bão ở nước ta thường xảy ra từ tháng VI- kết  thúc tháng XI. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

– Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% toàn mùa bão.

– Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển. Trung Bộ, Nam bộ ít chịu ảnh hưởng của Bão trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm bão nhiều 8-10 cơn, ít nhất 1-2 cơn.

b- Hậu quả:

Bão thường có gió mạnh, mưa lớn.

– Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9-10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao thường tới 1.5-2m  gây ngập mặn vùng ven biển.

– Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.

– Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…

c- Biện pháp phòng tránh:

– Dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.

– Khi báo chuẩn bị có bão, các tàu thuyền trên biển phải gấp rút tránh xa trung tâm bão hoặc trở về đất liền.

– Vùng ven biển phải củng cố công trình đê biển.

– Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

– Chống bão phải kết hợp chống lụt, úng ở ĐB và chống xói món ở miền núi.

3. Trình bày các thiên tai chủ yếu: Ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất ở nước ta. Biện pháp phòng chống?

a- Ngập lụt:

– Thời gian hoạt động: Mùa mưa là chủ yếu.

+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long, tiếp đến DH Miền Trung.

– Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu của 2 đồng bằng trên, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

– Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, các công trình ngăn mặn.

b- Lũt quét:

– Thời gian hoạt động: Chủ yếu tháng 6-12

+ Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

– Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống.

– Biện pháp:

+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý.

+ Thuỷ lợi, trồng rừng, sản xuất nông nghiệp trên dất dốc nhằm  hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất.

c- Hạn hán:

– Thời gian hoạt động: Mùa khô:

+ Miền bắc tại thung lũng khuất gió: Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang). Mùa khô kéo dài 3-4 tháng.

+ Miền Nam mùa khô khắc nghiệt hơn: Thời gian kéo dài 4-5 tháng ở ĐB Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

–  Hậu quả: Thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi thuỷ sản… và cho sinh hoạt của người dân.

– Biện pháp:  Xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ, kênh, đập nước…

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?

Các nhiệm vụ và chiến lược đề ra là:

– Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu.

– Đảm bảo sự giầu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại.

– Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn TNTN, điều khiển sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

– Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về  đới sống con người.

– Phấn đấu đạt trạng thái cần bằng giữa dân số với sử dụng hợp lý tài nguyên.

– Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát cải tạo môi trường.

<- Quay lại