Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt

1-Lý Công Uẩn (974-1028)

Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (tức ngày 8 tháng 3 năm 974) và mất ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028), thọ 55 tuổị

Gốc gác còn nhiều nghi vấn; ta chỉ biết mẹ ông họ Phạm và từ năm ba tuổi ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn.

Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Đô Chiếụ<

Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáọ

——————————–

2-Lý Thường Kiệt (1019-1105)

Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý Thường Kiệt.

Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là người làng An Xá, huyện Quảng đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long.

Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105).

Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úỵ Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn…

Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.