Luyện đề ” Đi bộ ngao du “

Luyện đề “ Đi bộ ngao du 

I. Kiến thức cơ bản:

1. Ruxô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động XH Pháp. Ông là người coi trọng tự do và có nhiều tư tưởng tiến bộ, được coi là một trong những nhà tư tưởng đã góp phần to lớn chuẩn bị cho cuộc CM dân chủ tư sản 1789 ở Pháp.

Đi bộ ngao du” là đ/ trích trong quyển V, quyển cuối cùng của tphẩm “Êmin hay về giáo dục”, tiểu thuyết triết luận của Ruxô.

2. “Đi bộ ngao du” là một VB nghị luận nói về ý nghĩa và lợi ích của việc đi bộ.

– Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để con người thực hiện và được hưởng thụ sự tự do của mình. Người ta có thể hoàn toàn chủ động về thời gian, tự do lựa chọn hành trình, tự do thưởng ngoạn cảnh vật, không bị phụ thuộc vào bất cứ ai và bất cứ phương tiện gì.

– Đi bộ ngao du là cách quan trọng để tích luỹ tri thức, đặc biệt là các tri thức về tự nhiên. Các triết gia, các nhà khoa học tự nhiên đều đã từng dùng cách này. Kiến thức được tích luỹ từ thực tiễn đi bộ ngao du khác xa với sự hiểu biết của loại “triết gia phòng khách”. Đây cũng là cách tốt nhất để con người tăng cường sức khoẻ, tìm được sự hào hứng và tính khí trở nên vui vẻ.

VB còn cho thấy Ruxô là con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

3. VB “Đi bộ ngao du” có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động bởi các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống mà t/giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau.

II. Luyện tập:

1. Tóm tắt 3 luận điểm của bài nghị luận này và thử giải thích vì sao tgiả lại chọn trình tự của các luận điểm như thế.

2. Đọc kĩ lại phần đầu của VB để nêu và nhận xét về hệ thống luận cứ mà tgiả đưa ra để làm rõ cho luận điểm: Đi bộ ngao du cho con người được tận hưởng sự tự do.

3. Ngoài những ý nghĩa và lợi ích mà bài nghị luận này đã nêu, theo em, việc đi bộ ngao du còn có thể đem lại những tác dụng gì nữa? Bằng thực tế một lần đi tham quan hoặc du chơi của chính mình cùng với bạn bè, em hãy nêu tác dụng của chuyến đi ấy đối với bản thân mình.

GỢI Ý SOẠN BÀI

1. Tóm tắt 3 luận điểm: xem điểm 2 trong phần “Kiến thức cơ bản ” ở trên.

Trình tự nêu các luận điểm trong bài nghị luận có thể theo nhiều cách, hoặc theo thgian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ quan trọng từ ít đến nhiều hay ngược lại, từ quan trọng nhất đến các điểm thứ yếu.

Trình tự các luận điểm ở bài này là theo cách cuối cùng vừa nêu. Nếu được biết ít nhiều về cuộc đời, con người, tư tưởng của Ruxô, thì dễ dàng giải thích được việc tgiả lựa chọn trình tự các luận điểm trong VB nghị luận này. Là người phải trải qua nhiều nỗi khổ, bị bóc lột và bị hành hạ từ thời còn nhỏ, phải tự mình tích luỹ học vấn, vươn lên trở thành nhà văn và triết gia nổi tiếng, vì vậy Ruxô rất quý trọng tự do và coi trọng học vấn. Có lẽ vì thế mà tgiả đã nêu luận điểm về ý nghĩa tự do của việc đi bộ ngao du lên đầu tiên, tiếp đó là lợi ích đối với việc tích luỹ tri thức, sau cùng mới là lợi ích về sức khoẻ và tính khí.

2. Đọc lại đoạn văn và theo trình tự các câu mà liệt kê hệ thống luận cứ làm rõ cho luận điểm của đoạn này.

Nhận xét: Tự do được quan niệm một cách toàn diện và cụ thể, vì thế các luận cứ cũng được nêu ra vừa cụ thể vừa toàn diện. Tự do trong sự chủ động về thời gian và hành động (Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ.), tự do lựa chọn hành trình, tự do thưởng ngoạn phong cảnh theo sở thích. Việc đi bộ còn tự do ở chỗ không bị phụ thuộc vào phương tiện đi lại và người điều khiển phương tiện ấy (ngựa trạm, phu trạm).

3. Có thể nêu thêm những tác dụng khác của việc đi bộ ngao du, như: cho con người được gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là người sống ở thành thị, tăng thêm tình cảm với thiên nhiên, đất nước, làm phong phú thêm cho xúc cảm và tâm hồn con người; nếu đó là cuộc du ngoạn cùng với một tập thể thì nó còn giúp tăng cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau và t/cảm của mỗi người với bạn bè trong tập thể.

Bằng thực tế một chuyến du ngoạn của chính mình, em có thể nêu những lợi ích, tác dụng của của hoạt động ấy. Cũng nên chú ý rằng, ngày nay, người ta thường kết hợp sử dụng các phương tiện giao thông với việc đi bộ, leo núi trong những cuộc du ngoạn – điều này không có gì trái với quan niệm đề cao việc đi bộ ngao du của Ruxô.