Luyện đề Ngắm trăng

Luyện đề “Ngắm trăng”

I. Về tập “Nhật kí trong tù”:

1. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Khi Bác bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.

C. Khi Bác ở Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. Khi Bác ở Hà Nội lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2. “Nhật kí trong tù” sáng tác bằng chữ gì?

A. Chữ Hán                           C. Chữ quốc ngữ

B. chữ Nôm                          D. Chữ Pháp

Giới thiệu khái quát về “Nhật kí trong tù”.

Tập thơ có nhan đề là “Ngục trung nhật kí”, gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ đã phản ánh một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn của người chién sĩ vĩ đại. Ở đó, ta thấy một ngòi bút vừa hồn nhiên, giản dị, vừa hàm súc, sâu sắc; chất tình và chất thép,màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại kết hợp một cách hài hoà.

“Nhật kí trong tù” có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước, tình nhân ái và nhân sinh quan cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.

 Trong bài thơ “Đọc thơ Bác”, thi sĩ Hoàng Trung Thông viết:

“ Ngục tối trái tim càng cháy lửa,

Xích xiềng không khoá nổi lời ca.

Trăm sông nghìn núi chân không ngã,

Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa.”

II. Luyện đề “Ngắm trăng”

1. Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì?

A. Lục bát                                   C. Song thất lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt              D. Thất ngôn bát cú

2. Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào”là kiểu câu gì?

A. Câu trần thuật   C. Câu cầu khiến

C. Câu nghi vấn   D. Cả A, B, C đều sai

3. Nối các từ phiên âm chữ Hán ở cột A với các từ dịch nghĩa tiếng Việt tương ứng ở cột B.

AB
1.lương tiêu

2.

3.song

4.vọng

5.thi nhân

6.tửu

7.minh nguyệt

a.ngắm

b.nhà thơ

c.trăng sáng

d.cửa sổ

e.cảnh đêm đẹp

g.không

h.rượu

4. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

 Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì khác thường?

5. Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” nói gì về tâm trạng của chủ thể trữ tình?

A. Xao xuyến, bồi hồi     C. Buồn bã, chán nản

C. Mừng rỡ, niềm nở      D.Bất bình giận dữ.

6. Hai câu thơ: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ        C. So sánh

B. Hoán dụ    D. Đối xứng

Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó.

7. Nhận địmh nào nói đúng nhất về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

B. Một con người có bản lĩnh cách  mạng kiên cường.

C. Một con người yêu thiên nhiên lạc quan.

D. Một con người giàu lòng yêu thương.

8. Có người cho rằng, Nhật kí trong tù là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này.

9. Trình bày ngắn gọn về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”.

10. Sưu tầm một số câu thơ viết về trăng của Bác trong Nhật kí trong tù.

 GỢI Ý

Phần trắc nghiệm các bạn tự làm nhé !

4. Thông thường người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Bác Hồ của chúng ta lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường: trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Vì thế, câu thơ đầu cho thấy điều kiện “thưởng nguyệt”: không rượu, không hoa. Nhưng chính trong điều kiện ấy, ta mới thấy tâm hồn Hồ Chí Minh đích thực là tâm hồn của một nghệ sĩ lớn.

5. Câu thơ thứ 2 dịch chưa thật sát mặc dù người dịch là một nhà Hán học uyên thâm. Dịch sát câu này là: “Trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?” (nại nhược hà). Biết làm thế nào nói lên sự bối rối rất nghệ sĩ của Bác. Còn nếu nói khó hững hờ thì chưa làm nổi rõ sự nhạy cảm trong tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh.

6. – Hai câu 3 – 4 sử dụng phép đối: đối trong từng câu và đối hai câu với nhau.

            nhân > < nguyệt (câu 3)

            nguyệt > < thi gia (câu 4)

            nhân > < nguyệt (đầu câu 3 và đầu câu 4)

            minh nguyệt > < thi gia (cuối câu 3 và cuối câu 4)

            Ngoài ra, hai từ song, hai từ khán ở hai câu và cùng vị trí (3,5) đã tạo nên sự hô ứng giữa trăng và người.

            – Hiệu quả nghệ thuật:

            + Sự hô ứng, cân đối của hai câu thơ diễn tả mối quan hệ gắn bó, tri kỷ giữa trăng và người, cả hai cùng hướng về nhau, say nhau (ngắm).

          + Tạo nên hai không gian (trong cửa sổ – ngoài cửa sổ) bên trong tăm tối, bên ngoài đẹp đẽ. Con người đang hướng về trăng tức là hướng tới khung cảnh thơ mộng, bầu trời tự do.

8. Nhận xét này chính xác: song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác.

9. – Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một thi phẩm đặc sắc trong Nhật ký trong tù. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý thanh bình. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri kỷ, tri âm. Ngắm trăng cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối.

    – Về thể loại, Ngắm trăng thuộc thể tứ tuyệt. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Bác: Vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa giản dị vừa hàm súc, hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên với phong thái ung dung tự tại.