Bài tập về hành động nói

Bài tập về hành động nói

I.  Trắc nghiệm

1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt             C. Cử chỉ

B. Điệu bộ             D. Ngôn từ

2. Thường gặp những kiểu hành động nói nào?

A. Hỏi                      D. Hứa hẹn

B. Điều khiển        E. Bộc lộ cảm xúc

C. Trình bày          G. Tất cả các trường hợp trên

3. Nối các hành động ở cột A cho phù hợp với các mục đích nói tương ứng ở cột B.

AB
1. Hành động điều khiển

 

a. Người nói kể, tả, thông báo, nhận định những điều mình cho là đúng.
2. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúcb. Người nói tự ràng buộc mình vào các hành động cụ thể như làm hợp đồng, cam đoan,… làm một việc gì đó.
3. Hành động trình bày

 

c. Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó.
4. Hành động hứa hẹnd. Người nói bày tỏ thái độ ngợi ca, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ,…

4. Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B.

AB
1. Ôi sức trẻ!a. Hành động trình bày
2. Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?b. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
3. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.c. Hành động hỏi
4. Tôi sẽ giúp ông.d. Hành động điều khiển
5. Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.e. Hành động hứa hẹn

5. Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?

A. Hành động hứa hẹn                      C. Hành động bộc lộ cảm xúc

B. Hành động trình bày                    D. Hành động hỏi

6. Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại – Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong – Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay sai?

A. Đúng         B. Sai

7. Các câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” được sử dụng để thể hiện hành động nhận định. Đúng hay sai?

A. Đúng         B. Sai

8. Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?

A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…

B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.

C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.

D. Cả ba cách trên.

II. Câu hỏi và bài tập:

1. Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau. Cho biết chúng thuộc nhóm hành động nào?

a. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

-Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

c. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– (1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem!

d. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!

e. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

– Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu.

g. Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

2. Đặt câu để thực hiện:

            – Một hành động thuộc nhóm trình bày;

            – Một hành động thuộc nhóm điều khiển;

            – Hành động hỏi;

            – Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn;

            – Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc;

3. Những câu sau đây dùng để thực hiện hành động nói nào?

a. Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật.

b. (1) Kính chào nữ hoàng. (2) Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

c. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

d. Cảm ơn cụ, (nhà cháu đã tỉnh táo như thường).

4. Các hành động nói ở những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?

a. (Thằng kia!) (1) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (2) Nộp tiền sưu! (3) Mau!

b. (1) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con.(2) Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren… (3) Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. (4) Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. (5) Thầy mong các con hết sức chú ý.

———————–

GỢI Ý

1. a. hành động mời – thuộc nhóm điều khiển.

b. hành động hỏi

c. (1) hành động thách thức – thuộc nhóm điều khiển.

   (2) hành động đe doạ – thuộc nhóm hứa hẹn.

d. hành động ân hận – thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc.

e. hành động hứa – thuộc nhóm hứa hẹn.

g. hành động cảnh báo – thuộc nhóm trình bày.

3.

CâuHành động nóiCách thực hiện
a.Hứa hẹn

(cam đoan)

dùng câu trần thuật có động từ chỉ hành động nói.
b.(1)Bộc lộ cảm xúc

(chào)

dùng câu trần thuật có động từ chỉ hành động nói.
b.(2)Hỏidùng câu nghi vấn trực tiếp
c.Điều khiển(van)dùng câu trần thuật có động từ chỉ hành động nói.
d.Bộc lộ cảm xúc (cảm ơn)dùng câu trần thuật có động từ chỉ hành động nói

4. HS tiến hành các bước sau:

            – Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói và mục đích trực tiếp của chúng.

            – Xác định mục đích sử dụng thực tế của từng câu.

            – Đối chiếu kết quả của hai bước trên với nhau để trả lời.

Các hành động nói và cách thực hiện ở các câu đã cho được xác định như sau:

CâuHành động nóiCách thực hiện
a (1)trình bàydùng câu nghi vấn gián tiếp
a (2)điều khiểndùng câu cầu khiến trực tiếp
a (3)điều khiểndùng câu cầu khiến trực tiếp
b (1)trình bàydùng câu trần thuật trực tiếp
b (2)trình bàydùng câu trần thuật trực tiếp
b (3)trình bàydùng câu trần thuật trực tiếp
b (4)trình bàydùng câu trần thuật trực tiếp
b (5)điều khiểndùng câu trần thuật gián tiếp