Soạn bài Tiểu sử tóm tắt

SOẠN BÀI TIỂU SỬ TÓM TẮT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT

   1.Khái niệm: TSTT: Là văn bản thông tin một cách khách quan trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân.

   2.Mục đích: Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.

   3.Yêu cầu:

 – Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới.

 – Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết TSTT

 – Văn phong cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT

1. Chọn tài liệu để viết TSTT:

 – Cần chọn các tài liệu: Chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu.

2. Viết TSTT: Bản TSTT thường có các phần:

 – Giới thiệu khái quát: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn…của người được giới thiệu.

 – Hoạt động XH: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người…

 – Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu .

 – Đánh giá chung.

3. Luyện tập.

Bài 1: Những trường hợp cần  viết TSTT: c,d.

Bài 2:

  *Giống nhau: Đều có thể viềt về một nhân vật nào đấy.

  * Khác nhau:

 – TSTT và điếu văn: Khác nhau về mđ và hoàn cảnh gt đoạn văn được viết để đọc trong lễ truy điệu bên ngoài TS còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã mất…

 – Sơ yếu lí lịch: Là VB hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ, Bản lí lịch cần có xác nhận của cơ quan thẩm quyền.

 – TSTT và VB thuyết minh: VB TM có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…) văn TM diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.

III. LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:

   Bài tập 1: Xác định :

 a/ Mục đích viết tiểu sử tóm tắt: Giới thiệu ĐV ưu tú ứng cử vào Ban chấp hành Hội LHTN của Tỉnhàngoài thông tin về lí lịch, cần chú trọng giới thiệu về trình độ, khả năng và những thành tích đã đạt được của ứng viên, đặc biệt trong công tác Đoàn và p/tr Thanh niên

-Yêu cầu: thông tin phải chính xác, khách quan; thành tích phải cụ thể về thời gian, số liệu. Bản TSTT cần ngắn gọn (ko quá 500 từ ); văn phong trong sáng, cô đọng, ko dùng yếu tố biểu cảm, BP tu từ.

b/Nội dung  bản TSTT:

-Phần lí lịch (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh,…)trình độ học vấn, chính trị, nơi công tác và chức vụ đảm nhận, các khả năng và thành tích đã đạt được…

– Viết TSTT theo kết cấu đã học: 3 phần

  + Giới thiệu khái quát ứng viên: họ tên, ngày tháng năm sinh, học vấn, trình độ chính trị, nơi sinh sống và công tác.

 + Các năng lực và kết quả học tập, công tác của ứng viên.

+ Đánh giá, nhận xét chung về năng lực uy tín của ứng viên.