Tổng quan văn học VN

Tổng quan văn học VN

I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.

– Văn học Việt có hai bộ phận:

  + Văn học dân gian ( VHDG )

  + Văn học Viết

-> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

1. Văn học dân gian:

– VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

– Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:

 a. Chữ viết của VHVN:

– VH viết: + Chữ Hán.

                  + Chữ Nôm.

                  + Chữ Quốc ngữ.

  b. Hệ thống thể loại của VH viết:  xem SGK

II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:

– Chia làm 2 thời kỳ:

1. Văn học trung đại:

– VH có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.

– VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.

– Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.

– Nội dung: yêu nước và nhân đạo.

2. Văn học hiện đại:

– VHHĐ có:

+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.

+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.

+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.

+ Thi pháp: lối viết hiện thực.

+ Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.

– 4 giai đoạn: SGK

III. Con người Việt Nam qua văn học:

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

–  Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.

+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….

+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….

+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.

– Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.

+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.

+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:

– Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể

hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.

-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.

– Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc.

4. Con người VN và ý thức về bản thân.

– VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này

   + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng.

  + giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.

– Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa.