Câu 43: So sánh phong trào giải phóng dân tộc Châu Á – Châu Phi

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 
 
Câu 43. Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi từ sau Thế chiến thứ hai đến nay với ba nội dung:
– Trong quá trình đấu tranh giành độc lập.
– Trong công cuộc xây dựng và phát triển.
– Thực trạng châu Á và châu Phi hiện nay.
 

Hướng dẫn làm bài
 
 
Châu Á
Châu Phi
1. Trong
quá trình
đấu tranh
giành độc
lập
– Phong trào ở châu Á nổ ra sớm
trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế
giới thứ hai (Việt Nam – Lào –
Inđônêxia…) hoặc ngay sau khi
chiến tranh kết thúc (Trung Quốc –
Ấn Độ…).
– Phong trào diễn ra không chịu tác
động bởi một tổ chức quốc tế nào,
mà chủ yếu là sự vận động nội lực
của mỗi nước.
– Phong trào diễn ra với nhiều hình
thức trong đó đấu
tranh bạo lực và vũ
trang là xu thế chính.
– Hầu hết các nước châu Á hoàn
thành sự nghiệp giải phóng của mình
trong thập niên 1950 – 1960.
– Chịu sự tác động của phong trào  giải phóng dân tộc châu Á (Đặc biệt là Việt
Nam và Trung Quốc) vì thế ra đời chậm hơn. (bắt đầu từ 1952 ở Ai Cập).
 
– Có sự tác động trực tiếp của tổ
chức Liên Hiệp Quốc (Năm 1960
có đến 17 nước châu Phi độc lập
nhờ vào tổ chức này).
– Phong trào cũng
diễn ra với nhiều
hình thức nhưng đấu tranh chính trị
và ôn hòa là xu thế chính.
– Sự hoàn thành công cuộc giải
phóng chậm hơn (1970 – 1980).
2. Trong
công cuộc
xây dựng
và phát
triển.
– Sau độc lập các nước châu Á tự
chọn cho mình con đường phát triển
riêng không có những tổ chức mang
tính châu lục, mà chỉ có tổ chức
mang tính khu vực (khối ASEAN).
– Trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội đạt được những thành tựu
đáng kể (như các nước NICs, gần
đây là Trung Quốc – Ấn Độ) làm
thay đổi căn bản bộ mặt của toàn
châu lục
– Trong quá trình giành độc lập
cũng như phát triển, châu Phi đã
hình thành những tổ chức quốc tế
mang tính châu lục như Tổ chức
thống nhất châu Phi (1963).
– Sau khi giành độc lập các nước
đều ra sức phát triển kinh tế xã hội,
tuy có được những thành tựu bước
đầu nhưng chưa đủ để thay đổi căn
bản bộ mặt của toàn châu lục.
3. Thực
trạng
Châu Á
và Châu
Phi hiện
nay.
– Về kinh tế châu Á đã vươn lên trở
thành khu vực năng động có tốc độ
phát triển cao. Tài chính, thương
mại, dịch vụ có mặt dẫn đầu nền kinh
tế thế giới…
 
– Về chính trị, xã hội: Mỗi nước đều
ổn định và có hướng phát triển riêng
phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể của từng nước. Tất cả các nước đều quan hệ hữu nghị, duy trì hòa
bình và ổn định để cùng phát triển.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Về kinh tế còn lệ
thuộc hoàn toàn
vào các nước Âu Mỹ, tài nguyên
đất nước bị khai thác cạn kiệt bởi
các công ty tư bản nước ngoài.
 
– Về chính trị, xã hội: Vẫn còn là châu
lục không ổn định, xung đột
sắc tộc, đảo chính và
nội chiến diễn
ra triền miên. Vẫn còn là châu lục
nghèo nhất thế giới. Thực trạng
phát triển của châu lục vẫn chưa có
lối thoát.