Câu 20: Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949)

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới 
Câu 20. Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới. 

 
Hướng dẫn làm bài. 
 
1) Những nét chính về cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) : 
 
– Nguyên nhân cuộc nội chiến : 
 
+ Chủ quan : Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao. 
 
+ Khách quan : Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. 
 
+ Tưởng Giới thạch gây nội chiến : Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến. Ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến. 
 
– Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn). 
 
* Giai đoạn 1: Quân giải phóng Trung Quốc phòng ngự tích cực (từ tháng7 – 1946 đến tháng 6 – 1947), nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng quân giải phóng. 
 
* Giai đoạn 2: Quân cách mạng phản công và giành thắng lợi (từ tháng 6 – 1947 đến tháng 4 – 1949), quân cách mạng phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị. 
 
– Kết quả : 
 
Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. 
 
Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. 
 
Ngày 1 – 10 – 1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ  tịch Mao Trạch Đông. 
 
2) Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì : 
 
– Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.
 
– Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.
 
– Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vàOovòng nô dịch.
 
– Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
 
3) Những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới :
 
– Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
 
– Về kinh tế :
 
 Trong những 1950 – 1952, Trung Quốc thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục.
 
 Trong những năm 1953 – 1957, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả tổng sản lượng công, nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi rõ rệt…
 
– Về đối ngoại :
 
 Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hóa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Điạ vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.
 
 Ngày 14 – 2 – 1950, kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái Quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ (1950 – 1953); giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp; ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; năm 1955, tham gia Hội nghị các nước Á – Phi ở Bănggung (Inđônêxia)…