Ôn tập tiếng việt lớp 6

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT

-TÓM TẮT KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT ĐÃ HỌC Ở LỚP 6-

1. Các từ loại đã học.

Từ loại cơ bản
 
 
Từ loại không cơ bản
Có thể phát triển thành cụm
từ, làm yếu tố trung tâm trong cụm từ.
Không thể phát triển thành
cụm từ; chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ.
 
Danh
từ
(1)
 
Động từ
(2)
 
Tính
từ
(3)
 
Số từ
(4)
 
Lượng
từ
(5)
 
Chỉ từ
(6)
 
Phó
từ
(7)
 
Chú ý: Các từ loại 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được học ở học kì 1. Ở đây chỉ nói thêm về từ loại 7: Phó từ.
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Phó từ gồm 2 loại lớn:
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi, khí…), về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn…), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ…) cho động từ, tính từ trung tâm.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm…), về khả năng (được, …), về hướng (ra, vào, đi…). 
2.      Các phép tu từ đã học
 
So sánh
 
Nhân hoá
 
Ẩn dụ
 
Hoán dụ
Là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi hoặc tả con vật,
cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người;
làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ
vật… trở nên gần gũi với con người.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
nét tương đồng
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
quan hệ gần gũi
với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học
 
Câu đơn
 
Câu ghép
Là loại câu do một cụm C – V tạo thành.
Là loại câu do 2 cụm C – V trở lên tạo thành.
 
 
Câu trần thuật đơn
 
Câu trần thuật ghép
Là loại câu do
một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật
hay để nêu một ý kiến.
Là loại câu do
2 cụm C – V trở lên tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc,
sự vật hay để nêu một ý kiến.
 
 
Câu trần thuật đơn có từ
 
Câu
trần thuật đơn không có từ
Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ), tính từ (hoặc cụm tính từ) tạo thành.
4. Các dấu câu đã học.
 
Dấu kết thúc câu
(đặt ở cuối câu)(1)(2)
 
Dấu phân cách các bộ phận câu
(Đặt trong nội bộ câu) (3) (4)
 
 
Dấu chấm
(1)
 
Dấu chấm hỏi (2)
  
Dấu chấm than (3)
 
Dấu phẩy
(4)
Là dấu kết thúc âu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến.
Là dấu kết
thúc câu, được đặt ở cuối câu nghi vấn.
Là dấu kết
thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Là dấu dùng để
phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.