BẰNG CẤP CHỈ BẰNG NGÓN TAY

Thầy giáo Bình học giỏi Toán từ phổ thông. Ở Trường Đại học sư phạm, Thầy tốt nghiệp loại ưu, rồi thi đỗ vào Cao học. Nhà trường giữ lại tiếp tục đưa anh đi nghiên cứu sinh, hoàn thành luận án tiến sỹ.

Nhưng do hoàn cảnh, cùng với chính sách ưu tiên, Bình xin về tỉnh dạy. Vì về tỉnh, thầy có bằng thạc sĩ sẽ có trong tay 25 triệu trang trải kinh phí những năm tháng nhọc nhằn của gia đình nuôi ăn học. Thầy muốn ra dạy một vài năm có kinh nghiệm, rồi sẽ đi tiếp con đường toán học.
 
Nhưng ở đời, có khi anh giỏi mặt này lại yếu mặt kia. Thầy Bình đúng là giỏi chuyên môn thật. Nhưng thầy lại yếu cái khác. Cầm tấm bằng loại ưu về tỉnh, Bình nghĩ rằng sẽ được dạy ở một trường chuyên Toán. Vì Bình biết trường chuyên Toán của tỉnh anh hơn chục năm nay chưa đào tạo tốt môn Toán, học sinh của tỉnh thi Toán quốc gia chưa năm nào có học sinh đạt giải cao.
 
Cầm và xem tấm bằng thạc sĩ loại ưu của Bình, Ông Hiệu Trưởng lắc đầu: “Trường chuyên đã đủ người.” Sau này, khi hỏi một đồng nghiệp, Bình được biết có tới một phần ba giáo viên toán ở trường này thuộc loại đặc biệt. Bản thân Hiệu Trưởng Sung cũng yếu về chuyên môn, dự thi Cao học mấy lần không đạt. Giáo viên rất yếu về chuyên môn. Khi hỏi ra, Bình mới biết thầy Phia thì con ông Chủ tịch Y, có chị Xe thì con trưởng phòng X, v.v. Toàn những giáo viên không đủ điểm sàn vào trường Đại học ở các Trường danh tiếng nhưng do thiếu điểm thì lại được Trường cao đẳng cộng đồng hút vào rồi liên kết với các trường Đại học. ra trường nghiễm nhiên có bằng Đại học như ai. 
 
 
 
Bình lại tiếp tục gõ cửa Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh, Anh sung sướng khi trường nhận hồ sơ. Nhưng chẳng hiểu sao, anh lên xuống không biết bao nhiêu lần, chờ mãi tới bốn, năm tháng vẫn không thấy gọi, anh lên hỏi Hiệu Trưởng tên là ông Phàm, trả lời: “ Năm nay tuyển sinh ít, nhu cầu giáo viên không thiếu, cậu thông cảm nhé! Sang năm mình nhận cậu”.
 
Thế là ước mơ thứ hai lại không đạt. Làm sao mà chờ được cơ chứ!
 
Bình lại hăm hở xin về trường Trung học phổ thông ở một huyện vùng khó khăn. Anh đã được nhận vào dạy. Anh sung sướng lắm.
 
Nhưng khi về dạy tại đây, được hơn 2 năm, anh chỉ được phân công dạy lớp 10. Lớp do anh dạy, không cần dạy thêm nhưng học sinh tiến bộ rõ rệt. Còn các anh chị lâu năm thì dạy lớp 11,12. Bình đành thở dài ngao ngán. Chất lượng tốt nghiệp môn Toán thua các trường trong huyện, 
 
Ngán hơn nữa là nhà trường họp quá nhiều. Trong các cuộc họp, Bình chỉ thấy bàn về sổ sách mà không hề bàn đến các chuyên đề hay những bài khó dạy, học sinh thiếu kiến thức kỹ năng. Từ Sở đến Trường liên tục tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn
 
Nhưng kỳ lạ là chất lượng Toán rất thấp. Kỳ lạ hơn nữa là giáo viên Toán, Lý, Hóa thu nhập bằng tiền dạy thêm lại rất cao. Mỗi tháng, giáo viên dạy thêm bỏ túi khoảng 3,4 triệu đồng. Vì mọi người đổ xô vào ban A,B. Còn mấy anh chị dạy giáo dục công dân, hay những môn khác thì chỉ loanh quanh mấy đồng lương. 
 
Trong cuộc họp cuối năm, anh đem các ý tưởng trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng môn toán. Anh có cả một đề án dày 100 trang. Nhưng khi anh đề xuất thì bị phản đối gay gắt. Nhất là giáo viên dạy Toán, Lý, Hóa nhao nhao lên yêu cầu anh dừng lại. Thầy Tham thì nói “ Đồ sỹ hão”, cô Hiểm thì bảo anh là “ kẻ thiếu thực tế”. Còn thầy Xua thị gọi anh là “ Tiểu tốt dương oai”.Vì trong đề án của anh không có từ “Dạy thêm”. Vì anh nghĩ bản thân anh hồi đi học, chưa bao giờ anh phải học thêm bất cứ một ông thầy nào. Vậy là đề án của anh bị vứt xó. Ông Hiệu Trưởng thì trố mắt nhìn mọi người rồi nói “ Yêu cầu trật tự- Ông giải thích -đề án của thầy Bình dù rất hay nhưng áp dụng bây giờ ở trường ta chưa được. Vì học sinh còn yếu, học chính khóa chưa đáp ứng, trong khi nhu cầu của phụ huynh rất cao. Mặt khác, Ủy ban tỉnh, Sở GD&ĐT có công văn cho phép dạy thêm theo quy định hiện hành. Cả nước dạy thêm, thầy thầy dạy thêm, tỉnh huyện dạy thêm. Đó là thực tế thầy Bình ạ! Nên tôi thấy đề án ấy tạm dừng lại. Khi nào học sinh không cần học thêm thì mới thôi. Nếu thầy Bình muốn dạy thêm, nhà trường tạo mọi điều kiện để thầy có thu nhập thêm. Nhà trường có hẳn một trung tâm dạy thêm” 
 
Bình ngao ngán buồn nhưng anh đứng dậy nói : “ Tôi nghèo nhưng không dạy thêm. Tôi chỉ dạy bằng tình thương yêu và trách nhiệm. Vì mọi người biết đấy. Huyện ta là huyện khó khăn còn bao nhiêu những người chân lấm tay bùn nuôi con đã khó, lấy đâu ra tiền mà đóng tiền học thêm hàng tháng, 3 môn, mỗi môn 400.000 đồng kia chứ! Tôi cũng nghèo nhưng may mắn cho tôi là được vào nghề dạy học. Mặc dù sống bằng đồng lương còn thiếu thốn. Tôi còn sung sướng hơn bao người nông dân kia ”. 
 
Sau cuộc họp, mọi người ra về, Bình không muốn bước đi, chân anh như ríu lại. Anh cảm nhận được vào nghề dạy học. 
 
Anh nói một mình: “ Chao ôi! Bằng cấp chỉ bằng cái ngón tay”