Ngữ pháp Tiếng anh căn bản- bài 22: Câu điều kiện

1. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0

Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn xảy ra với một điều kiện nhất định.

Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính.

* Công thức câu điều kiện loại 0:

IF + CN1 + ĐT chia ở thì hiện tại đơn +BN
CN 2 + ĐT chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ (nếu có)

– Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại đơn.
– Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
– Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
– Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.

– Thí dụ:

+ IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ cháy.

+ PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không khí.

+ IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra.


 

2. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1

Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật.

Ta sử dụng câu điều kiện loại 1để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.

* Công thức câu điều kiện loại 1:

IF + CN1 + ĐT chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ 
CN 2 + WILL + ĐT nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)
 

– Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
– Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
– Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
– Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.

– Thí dụ:

+ IF I HAVE THE MONEY, I WILL BUY THAT LCD MONITOR. = Nếu tôi cóđủ tiền, tôi sẽ mua cái màn hình LCD đó.

+ I WILL BE SAD IF YOU LEAVE. = Anh sẽ buồn nếu em bỏ đi.


 

3. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2
Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của nó. Đương nhiên, kết quả xảy ra theo một điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng tượng. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện hiện tại không thật.

* Công thức câu điều kiện loại 2:

IF + CN 1 + ĐT chia ở thì quá khứ đơn + Bổ ngữ,
CN 2 + WOULD/ COULD + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 

– Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng thì quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng động từ khiếm khuyết WOULD hoặc COULD.

* Lưu ý:
  + Ở mệnh đề IF, nếu động từ là TO BE thì ta dùng WERE cho tất cả các chủ ngữ.
  + WOULD = sẽ (dạng quá khứ của WILL)
  + COULD = có thể (dạng quá khứ của CAN)

– Thí dụ:

+ IF I WERE YOU, I WOULD GET A DIVORCE. = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nộp đơn ly dị.

+ IF DOGS HAD WINGS, THEY WOULD BE ABLE TO FLY. = Nếu chó có cánh, chúng sẽ biết bay.


4. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3

Câu điều kiện loại 3 còn có thể được gọi là câu điều kiện quá khứ không thật.

Cấu trúc này được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ.

* Công thức câu điều kiện loại 3:

IF + Chủ ngữ1 + ĐT chia ở thì quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/COULD HAVE + PP. 


– Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng công thức WOULD hoặc COULD + HAVE + PP.

* Lưu ý:
– PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ. Ở động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc. Ở động từ có quy tắc, đó chính là động từ nguyên mẫu thêm ED.

– Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.
– Chủ ngử 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau.
– Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính.