Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ( phần 3)

  Vấn đề tiếp theo là việc đại tiện của trẻ. Rất quan trọng và chiếm nhiều nhất sự quan tâm của các mẹ khi con ở giai đoạn 0-4 tháng tuổi, đặc biệt là với bé ti mẹ hoàn toàn.

Những dấu hiệu chứng tỏ chắc chắn bé bị táo bón là:

1. Bé đột nhiên đi ngoài ngoài thưa ra. Bé tự đi ngoài được nhưng phân có vẻ rất đặc quánh và bạn thấy bé có vẻ rất khó chịu(đau) khi rặn. Có thể(hoặc không) kết hợp với việc kêu khóc do đau đớn khi đi ngoài. 

2. Bạn thấy bé cố gắng rặn đi ngoài nhưng không đi được.Ngoài ra bạn còn có thể thấy bé xì hơi khá nhiều.

Những dấu hiệu có gây nhầm lẫn giữa việc bé đi ngoài bình thường và bị táo bón là:

1. Bé đi ngoài thưa (từ lúc sinh ra hoặc gần đây mới xảy ra), nhưng vẫn tự đi ngoài được với phân có dạng mềm (hoặc lỏng) thì chứng tỏ bé vẫn bình thường (không bị táo bón). 

2. Khi bé rặn bạn thấy bé đỏ mặt một lát sau đó bé đi ngoài được phân mềm thì cũng hoàn toàn bình thường bởi vì cơ bụng của bé còn yếu nên cần dùng nhiều sức gây ra đỏ mặt.

Hãy nhớ rằng chỉ riêng việc bé đi ngoài thưa hay mau là chưa đủ để khẳng định bé nhà bạn bị táo bón hay không. Bởi vì…

Thực tế cho thấy rằng ở những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì tần suất đi ngoài bình thường ở mỗi bé là khác nhau (thậm chí trong cùng một gia đình).

Một số bé đi ngoài rất nhiều 1 – 3 lần trên ngày, nhưng nhiều bé khác đi ngoài thưa hơn 2 – 3 ngày một lần hoặc thậm chí có bé 1 tuần mới đi ngoài một lần.

Dù bé nhà bạn có đi ngoài 2-3 ngày một lần thậm chí 1 tuần một lần thì cũng không sao nếu bé vẫn tự đi ngoài, phân mềm.

Nếu sốt ruột bạn có thể thử các cách nhẹ nhàng sau:

Trước tiên, bạn hãy xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 phút, sau đó “xi …” để cho bé đi ngoài.

Xoa như thế nào là đúng?

Bạn hãy đặt 3 ngón tay (hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh vì sẽ làm bé đau và cũng không quá nhẹ vì sẽ không hiệu quả.

Tập trung xoa nhiều hơn vào phần cách rốn khoảng 5 cm đặc biệt là ở phía sườn bên trái của bé vì đó là chỗ của đại trạng. Mục đích của việc xoa bụng này là để kích thích phần đại tràng( ruột già) co bóp để đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn để gây ra sự thúc giục đi ngoài cho bé.

Bạn nên xoa vào lúc bé đang đói sẽ hiệu quả hơn, không xoa lúc bé no bụng vì sẽ không tốt.

Thông thường nếu phân trong bụng bé không quá đặc quánh thì bé sẽ đi ngoài được sau khi bạn xoa bụng 5 – 10 và xi…

Nếu không đi ngoài được thì sao?
Nếu bé không đi ngoài được có nghĩa là phân ở ruột bé đã khá đặc quánh(đặc biệt là phần phân ở gần hậu môn) khi đó bằng cách thụt hậu môn cho bé sẽ giúp phân mềm và bé sẽ đi ngoài được.
Nhiều người dùng mật ong trộn với nước theo tỷ lệ 1-1 (một phần mật ong trộn với một phần nước) để thụt cho bé. Bạn nên ra hiệu thuốc mua một ống thụt dành cho trẻ sau đó bỏ đi phần ruột (dịch thụt) rồi cho mật ong (đã trộn với nước) vào đúng bằng lượng dịch trong ống mà bạn đã bỏ đi. Sau đó thụt cho bé.

Chắc chắn ngay sau khi thụt (hoặc vài phút sau) bé sẽ đi ngoài được. Thụt một hai lần sẽ hầu như không ảnh hưởng gì cả vì vậy bạn có thể yên tâm. Nhưng trước khi áp dụng biện pháp này bạn hãy thử xoa bụng theo hướng dẫn ở trên xem có được hay không.đã nhé. Vì tự nhiên lúc nào cũng tốt hơn mà.

Bên cạnh đó, là mẹ bạn cũng cần để ý: "nên uống nhiều nước, ăn cân đối các loại thực phẩm để cung cấp đủ sữa cho bé tí. Nếu sữa quá ít bé cũng sẽ ăn được ít dẫn tới phân ít –> sự thúc giục đi ngoài của bé xuất hiện thưa –> phân ở lâu trong ruột bị mất nước —> phân bị đặc quánh –> khó đi ngoài".
Nếu bạn ít sữa thì nên cho bé ăn thêm sữa công thức (sữa dành cho bé độ tuổi 0 – 6 tháng) và nhớ pha đúng tỷ lệ nước và sữa theo khuyến cáo trên vỏ hộp.

– Tắm nắng cho trẻ:
Bạn có thể tắm nắng cho trẻ sau khi trẻ được 10 ngày tuổi. Tắm nắng sẽ giúp cơ thể trẻ tự sản xuất vitamin D (vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da). 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn.
Thời gian tắm nắng
Bạn nên cho con tắm nắng vào khoảng từ 8 – 9h sáng trong tiết trời mùa hè. Lúc này, lớp khí quyển mỏng hơn, lượng hơi nước bốc lên giảm nên tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nhiều. Vào mùa lạnh, có thể tắm nắng cho trẻ từ 9 – 10h sáng nhưng tốt nhất là khoảng từ 15 – 17h chiều vì buổi sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

Cách tắm nắng cho trẻ

– Giai đoạn cho trẻ làm quen: Sau sinh 10 ngày, có thể cho trẻ ra bóng râm. Nếu không ra ngoài, bạn có thể cho trẻ tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại. Ngày đầu 10 phút rồi tăng dần lên 20, 30 phút cho các ngày tiếp theo. Nếu mùa đông, bạn có thể bỏ qua gia đoạn này.0

– Giai đoạn tắm: Bắt đầu từ ngày thứ 14 sau sinh, mẹ cho trẻ mặc quần áo để lộ bàn chân và cổ chân, tắm nắng thân trước và sau lưng 5 phút. Ngày hôm sau mẹ che từ đầu gối lên đầu để lộ bắp và bàn chân, tắm nắng cho trẻ 15 phút. Các ngày tiếp sau, cho lộ thêm nhiều vùng da như đùi, ngực, tay, cổ… để tắm nắng. Mỗi đợt tắm kéo dài khoảng 15 ngày, sau đó để trẻ nghỉ 10 ngày rồi lặp lại như cũ.

Các mẹ cần lưu ý là tránh lột hết áo quần con một lúc dễ khiến con cảm lạnh. Tắm nắng bộ phận nào thì vén vùng đó lên. Nhớ lau mồ hôi cho con và cho con ti mẹ hoặc bổ sung thêm nước ngay sau khi tắm nắng nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm, bài học và các chia sẻ tôi ki cóp được. Hi vọng giúp ích được cho các mẹ.
Chúc các mẹ nhiều sức khỏe để chăm con.

Xem thêm: 

Mẹ Thỏ